Quy Định Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản (Cập Nhật 2024)

Đầu tư xây dựng cơ bản là quá trình sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng với mục đích tạo ra tài sản cố định từ đó đưa vào hoạt động kinh tế - xã hội. Đầu tư xây dựng hiện nay khá quan trọng, không chỉ là việc làm mới mà còn cải tạo cũng như mở rộng hay hiện đại hóa… Vậy liên quan đến vấn đề này, pháp luật quy định đầu tư xây dựng cơ bản như thế nào? Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây liên quan đến quy định đầu tư xây dựng cơ bản

quy-dinh-dau-tu-xay-dung-co-ban

Quy định đầu tư xây dựng cơ bản

1. Quy định đầu tư xây dựng cơ bản

1.1. Nguyên tắc

  •  Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của từng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
  • Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
  • Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
  • Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
  •  Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ các điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình xây dựng và công việc
  • Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
  • Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.

1.2. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng

- Dự án đầu tư xây dựng phải được giám sát, đánh giá phù hợp với từng loại nguồn vốn như sau:

  • Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng theo nội dung và tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt;
  • Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá về mục tiêu, sự phù hợp với quy hoạch liên quan, việc sử dụng đất, tiến độ đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường.

- Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng vốn nhà nước, vốn đóng góp của cộng đồng và vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện giám sát của cộng đồng. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại khu vực xây dựng tổ chức thực hiện giám sát của cộng đồng.

2. Trình tự đầu tư xây dựng cơ bản

 2.1. Giai đoạn chuẩn bị

  • khảo sát xây dựng
  • Lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); 
  • Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; 
  • Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

2.2. Giai đoạn thực hiện 

  • Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có)
  • Khảo sát xây dựng
  • Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng
  • Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); 
  • lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;
  •  thi công xây dựng công trình; 
  • giám sát thi công xây dựng; 
  • tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; 
  • vận hành, chạy thử; 
  • nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; 
  • bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác;

2.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng 

   Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.

 3. Quy định lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Điều 20 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP có quy định:

  • Người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực) trên cơ sở số lượng, tiến độ thực hiện các dự án cùng một chuyên ngành, cùng một hướng tuyến, trong một khu vực hành chính hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ vốn
  • Trong trường hợp không áp dụng hình thức quản lý dự án theo điểm a khoản này, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án hoặc chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án

4. Câu hỏi thường gặp

Nguồn lực của dự án đầu tư bao gồm những gì?

Nguồn lực của dự án đầu tư bao gồm các nguồn lực vật chất, tài chính, nguồn nhân lực để thực hiện dự án.

Thời hạn của một dự án đầu tư thông thường là bao lâu?

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.
Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

Các tiêu chí để xác định một dự án đầu tư là dự án quan trọng quốc gia?

• Sử dụng vốn đầu tư công từ 10,000 tỷ đồng trở lên;
• Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường;
• Sự dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai cụ trở lên với quy mô tư 500 héc ta trở lên;
• Di dân tái định cư từ 20,000 người trở lên ở miền núi, từ 50,000 trở lên ở các vùng miền khác;
• Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặt biệt cần được quốc hội quyết định.

Dự án đầu tư là gì?Là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Trên đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về Quy định đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về Quy định đầu tư xây dựng cơ bản hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo