Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hội nhập và phát triển, các loại hình doanh nghiệp, công ty ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, hiện nay, việc phát triển của các công ty đa phần luôn gắn với hoạt động huy động vốn. Trong đó, phát hành trái phiếu là phương thức để doanh nghiệp huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân nhằm bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Pháp Luật Việt Nam cũng có quy định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Để tìm hiểu thêm, bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ một số thông tin về quy định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Quy định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Nội dung bài viết:
MỤC LỤC VĂN BẢN
1. Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp
1.1. Khái niệm
Khoản 1, Điều 4, Nghị định số 153/2020/NĐ-CP có quy định: “Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.”
Qua đó, có thể hiểu trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành, có thể dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi nợ. Khi ấy, người mua trái phiếu sẽ trở thành “chủ nợ” của doanh nghiệp, doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cả gốc và lãi khi đến kỳ hạn.
1.2. Đặc điểm
Thứ nhất, trái phiếu do doanh nghiệp phát hành nhằm huy động bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, trái phiếu ghi nhận quyền yêu cầu của người sở hữu trái phiếu đối với công ty phát hành.
Thứ ba, trái phiếu có tính chuyển nhượng, trong đó trái phiếu được phát hành đồng loạt cùng mệnh giá, một người có thể sở hữu một hoặc nhiều trái phiếu.
2. Quy định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
2.1. Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu
- Đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, đồng tiền phát hành, thanh toán lãi, gốc trái phiếu là đồng Việt Nam.
- Đối với trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, đồng tiền phát hành, thanh toán lãi, gốc trái phiếu là ngoại tệ theo quy định tại thị trường phát hành và tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
2.2. Mệnh giá trái phiếu
a) Trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng Việt Nam.
b) Trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, mệnh giá thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành.
2.3. Hình thức trái phiếu
a) Trái phiếu được chào bán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
b) Doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt chào bán theo quy định tại thị trường phát hành.
2.4. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu
- Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; lãi suất thả nổi; hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi.
- Trường hợp lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi, doanh nghiệp phát hành phải nêu cụ thể cơ sở tham chiếu để xác định lãi suất danh nghĩa tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu về cơ sở tham chiếu được sử dụng.
- Doanh nghiệp phát hành quyết định lãi suất danh nghĩa cho từng đợt chào bán phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ. Lãi suất trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành ngoài việc tuân thủ quy định tại Nghị định này phải phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Trách nhiệm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Tiếp cận đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành; hiểu rõ điều kiện, điều khoản trái phiếu và các cam kết khác của doanh nghiệp phát hành trước khi quyết định mua và giao dịch trái phiếu.
Tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư trái phiếu của mình và tự chịu các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư và giao dịch trái phiếu. Nhà nước không đảm bảo việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn và các quyền khác cho nhà đầu tư mua trái phiếu.
Hiểu rõ và tuân thủ quy định về đối tượng nhà đầu tư, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo quy định tại Nghị quy định của pháp luật liên quan.
4. Quyền lợi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
- Được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin đầy đủ; được quyền tiếp cận hồ sơ chào bán trái phiếu khi có yêu cầu.
- Được doanh nghiệp phát hành thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn, thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu và các thỏa thuận với doanh nghiệp phát hành.
- Được dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu; được sử dụng trái phiếu làm tài sản bảo đảm trong các quan hệ dân sự và quan hệ thương mại theo quy định của pháp luật.
Trên đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về Quy định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về Quy định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: info@accgroup.vn
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận