Quy định Đầu tư cho giáo dục (Quy định năm 2024)

Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật. Do đó khi hình thành các cơ sở đầu tư cho giáo dục cần đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật. Bài viết cung cấp thông tin quy định đầu tư cho giáo dục (Quy định năm 2023).

THIẾU HÌNH

1. Tầm quan trọng của việc đầu tư giáo dục

  • Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
  • Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
  • Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời.

2. Quy định về đầu tư cho giáo dục

Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước gồm nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

2.1 Đầu tư giáo dục

  • Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
  • Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp.

Nhà nước khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.

  • Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

2.2 Nhà đầu tư cho giáo dục

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục bao gồm:

  • Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
  • Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài.

Quyền và trách nhiệm của nhà đầu tư được quy định như sau:

  • Thông qua kế hoạch phát triển nhà trường theo quy định của pháp luật do hội đồng trường đề xuất;
  • Quyết định tổng vốn góp của nhà đầu tư, dự án đầu tư phát triển trường, việc huy động vốn đầu tư (nếu có); phương án sử dụng phần chênh lệch thu, chi hằng năm hoặc phương án xử lý lỗ của nhà trường; thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
  • Bầu hoặc cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của hội đồng trường;
  • Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động của hội đồng trường;
  • Quyết định ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chế tài chính; thông qua nội dung liên quan đến tài chính, tài sản trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;
  • Góp vốn đầy đủ, đúng hạn, giám sát việc góp vốn vào nhà trường theo đề án thành lập;
  • Xem xét, xử lý vi phạm gây thiệt hại của hội đồng trường theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;
  • Quyết định tổ chức lại, giải thể nhà trường theo quy định của pháp luật;
  • Công khai danh sách tổ chức và cá nhân góp vốn đầu tư trên trang thông tin điện tử của nhà trường;
  • Nhà đầu tư thành lập trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được vinh danh về công lao góp vốn đầu tư thành lập, xây dựng và phát triển trường.

Nhà đầu tư thành lập cơ sở giáo dục tư thục được lựa chọn một trong các phương thức sau đây:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp để tổ chức kinh tế thành lập cơ sở giáo dục tư thục theo quy định của Luật này;
  • Trực tiếp đầu tư thành lập cơ sở giáo dục tư thục theo quy định của Luật Giáo dục.

3. Nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục

Nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm:

  • Ngân sách nhà nước;
  • Nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
  • Nguồn thu từ dịch vụ giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ; dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục; nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; lãi tiền gửi ngân hàng và nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
  • Kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ của Nhà nước;
  • Nguồn vốn vay;
  • Nguồn tài trợ, viện trợ, tặng cho của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

4. Quy trình dịch vụ liên quan đến quy định đầu tư cho giáo dục của ACC

ACC Group là công ty chuyên cung cấp dịch vụ liên quan đến quy định đầu tư cho giáo dục. Trình tự ACC thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các công việc liên quan;
  • ACC tiến hành các thủ tục, vấn đề liên quan khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
  • Bàn giao kết quả.
  • Hỗ trợ pháp lý về mọi mặt liên quan đến đầu tư cho giáo dục.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (655 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo