Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án. Chi phí dự phòng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng. Vậy quy định của pháp luật về chi phí dự phòng trong gói giá thầu như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.
Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý độc giả về quy định của pháp luật về chi phí dự phòng trong gói giá thầu.
Quy định của pháp luật về chi phí dự phòng trong giá gói thầu
1. Chi phí dự phòng là gì?
Chi phí dự phòng được hiểu là một phần của các chi phí được tính toán đưa vào xây dựng, chi phí dự phòng được xác định là để trách những chi phí phát sinh không cần thiết, đảm bảo được chi phí, nguồn vốn lưu động để xây dựng.
Theo điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định các loại chi phí dự phòng như sau: “ Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án”
2. Cách xác định giá gói thầu
Giá gói thầu được xác định theo Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT như sau:
- Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án. Trường hợp dự toán đã được phê duyệt trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì căn cứ dự toán để lập giá gói thầu. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng (chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có)), phí, lệ phí và thuế.
- Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;
- Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì nêu rõ giá trị ước tính của từng phần.
3. Chi phí dự phòng được xác định trong giá gói thầu
Theo khoản 2 Điều 35 Luật Đấu thầu và khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT, giá gói thầu được xác định theo các tiêu chí theo quy định của pháp luật
Cũng theo Luật Đấu thầu thì giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.
Trong đó chi phí dự phòng bao gồm:
- Chi phí dự phòng phát sinh khối lượng;
- Chi phí dự phòng trượt giá;
- Chí phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có).
Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.
Như vậy, giá gói thầu bao gồm cả chi phí dự phòng, lệ, lệ phí và thuế.
4. Cách xác định chi phí dự phòng
Khi xây dựng giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải tuân thủ theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 35 Luật Đấu thầu năm 2013.
Việc xác định các chi phí dự phòng phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, chủ đầu tư căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu để xác định mức chi phí dự phòng cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá cho phù hợp.
Trường hợp đối với các gói thầu đã xác định chính xác số lượng, khối lượng công việc và có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn thì có thể áp dụng mức chi phí dự phòng thấp hoặc bằng không trên cơ sở bảo đảm phù hợp với quy định về cách xác định chi phí dự phòng.
5. Cách bổ sung chi phí dự phòng
Khi lập kế hoạch đấu thầu phần giá gói thầu (đối với hợp đồng trọn gói) bao gồm cả phần dự phòng trượt giá và dự phòng khối lượng phát sinh. Khi nhà thầu bỏ thầu phần trượt giá họ đã tính trực tiếp vào giá vật liệu, nhân công, ca máy; còn phần dự phòng khối lượng phát sinh nhà thầu chào theo tỷ lệ % trong bảng phân tích đơn giá
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn, đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại.
6. Những câu hỏi thường gặp.
6.1. Dự phòng trong dự án đầu tư là gì?
Để hiểu được dự phòng trong giá gói thầu thì xuất phát điểm chúng ta phải hiểu dự phòng trong dự án đầu tư là gì? Đây là một khoản mục (bằng tiềng) trong tổng mức đầu tư, chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
Chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các khoản mục chi phí theo quy định (Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ; Chi phí xây dựng; Chi phí thiết bị; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Chi phí khác) . Riêng tỷ lệ phần trăm đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở độ dài thời gian thực hiện dự án, kế hoạch thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.
Khi xây dựng giá gói thầu, tùy theo từng loại gói thầu cụ thể mà được phân bố chi phí dự phòng trong dự án vào để hình thành nên giá gói thầu.
6.2. Giá dự thầu có gồm cả chi phí dự phòng?
Điểm b, Khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu quy định, khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá; giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT, đối với các gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không. Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định.
Theo hướng dẫn tại Mục 14.3 Chương I và Mẫu số 5 Chương IV Mầu hồ sơ mời thầu xây lắp số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm chi phí cho các loại thuế, phí, lệ phí (nếu có) và chi phí dự phòng. Nhà thầu phải tính toán các chi phí nêu trên và phân bổ vào trong giá dự thầu.
Trường hợp nhà thầu đã chào giá dự thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và quy định nêu trên thì việc trong quá trình thương thảo, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu cắt bỏ phần chi phí dự phòng trong giá dự thầu mà nhà thầu đã tính toán, phân bổ vào giá dự thầu là không phù hợp với quy định nêu trên.
6.3. Chi phí dự phòng có xác định theo tính chất gói thầu không?
Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng (chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có)), phí, lệ phí và thuế.
Đối với các gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không.
Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.
Theo đó, chi phí dự phòng thực hiện theo quy định nêu trên. Khi áp dụng loại hợp đồng trọn gói, nhà thầu được thanh toán bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu.
6.4. Nếu duyệt cả dự phòng khối lượng vào giá gói thầu, khi quyết toán chủ đầu tư cắt phần chi phí dự phòng khỏi giá trị quyết toán có đúng quy định pháp luật không?
Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT nêu trên, chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định. Đối với từng loại hợp đồng thì nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về quy định của pháp luật về chi phí dự phòng trong gói giá thầu để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
✅ Quy định pháp luật: | ⭕ Chi phí dự phòng |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận