Quy định ảnh chụp chứng minh nhân dân bạn nên biết (Cập nhật 2024)

Chứng minh nhân dân là một trong những loại giấy tờ tùy thân rất phổ biến đối với mọi người. Trong đó sẽ có các thông tin của cá nhân như: số chứng minh nhân dân, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng... Khi đi làm chứng minh nhân rất, có lẽ sẽ có rất nhiều bạn băn khoăn không biết ảnh chụp ở chứng minh nhân dân quy định như thế nào. Để giải đáp thắc mắc trên mươi quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây: Quy định ảnh chụp chứng minh nhân dân bạn nên biết.

Quy định ảnh Chụp Chứng Minh Nhân Dân Bạn Nên Biết
Quy định ảnh chụp chứng minh nhân dân bạn nên biết

1. Chứng minh nhân dân là gì?

Chứng minh nhân dân (viết tắt CMND) là một loại giấy tờ xác nhận về nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một công dân từ khi đạt đến độ tuổi mà luật định về những đặc điểm nhận dạng riêng, và các thông tin cơ bản của một cá nhân được sử dụng để xuất trình trong quá trình đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Giấy chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng trên toàn Việt Nam trong thời gian 15 năm kể từ ngày cấp.

Mẫu giấy chứng minh nhân dân của Việt Nam

Đặc điểm của chứng minh nhân dân

  • Mẫu giấy CMND của công dân Việt Nam được thống nhất trên toàn quốc và có hình chữ nhật, kích thước 85,6 mm x 53,98 mm. CMND bao gồm 2 mặt in hoa văn màu xanh trắng nhạt, được ép nhựa.
  • Mặt trước: ở bên trái từ trên xuống có hình Quốc huy đường kính 14mm; ảnh của người cấp CMND cỡ 20×30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: chữ “Giấy chứng minh nhân dân” (màu đỏ), số, họ và tên khai sinh, họ và tên gọi khác, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quê quán, nơi thường trú…
    Mặt sau: trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhận dạng, họ và tên cha, họ và tên mẹ, ngày tháng năm cấp CMND, chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.

Bộ Công An Việt Nam hiện đang có kế hoạch xây dựng mẫu CMND mới (Căn cước Công dân) trong đó sẽ đưa nhóm máu và thể hiện bằng hai ngôn ngữ: Tiếng Việt và tiếng Anh.

Quy định ảnh Chụp Chứng Minh Nhân Dân Bạn Nên Biết 2

Quy định ảnh chụp chứng minh nhân dân bạn nên biết

Đối tượng được cấp chứng minh nhân dân

Công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp CMND.
Những người tạm thời chưa được cấp CMND: Là những người dưới 14 tuổi hoặc trên 14 tuổi nhưng chưa có nhu cầu làm CMND, người đang mắc bệnh tâm thần hay bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của chính mình.
Về mục đích sử dụng thì chứng minh nhân dân được sử dụng để điền vào một số loại giấy tờ khác nhau của công dân như sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận kết hôn,… Hiện nay, trong đa số các loại giấy tờ, tài liệu đều cần thiết phải điền thông tin này.
Sau khi công dân được cấp mà có một số thông tin thay đổi trên chứng minh nhân dân hoặc chứng minh nhân dân bị mất thì sẽ thực hiện theo thủ tục đổi, cấp lại giấy chứng minh nhân dân khác nhưng số chứng minh nhân dân vẫn giữ nguyên theo số đã được ghi trên chứng minh nhân dân đã cấp.

Vậy trong trường hợp nào, công dân cần thay đổi chứng minh nhân dân. Theo đó, chứng minh nhân dân thay đổi trong các trường hợp sau:

  • Cấp đổi chứng minh nhân dân 9 số (sang chứng minh nhân dân 9 số mới) do nơi đăng ký thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Cấp đổi từ chứng minh nhân dân 9 số sang chứng minh nhân dân 12 số;
  • Cấp đổi từ chứng minh 9 số sang thẻ Căn cước công dân.

Hiện nay, đối với người đang sử dụng Chứng minh nhân dân, căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, có 06 trường hợp phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip là:

  • Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA)
  • Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
  • Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
  • Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Thay đổi đặc điểm nhận dạng;
  • Bị mất Chứng minh nhân dân.

Theo quy định hiện hành, căn cước công dân gắn chip là loại giấy tờ duy nhất được cấp thay thế khi người dân xin đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân mã vạch hết hạn hoặc không còn sử dụng được do bị hỏng, rách, sai thông tin…

Tham khảo thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân.

2. Quy định ảnh chụp chứng minh nhân dân bạn nên biết

Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP và mục II.1.b Thông tư 04/1999/TT-BCA quy định về ảnh chứng minh nhân dân như sau:

“Ảnh do cơ quan công an chụp hoặc thu qua camera để in trên CMND và tờ khai. Ảnh màu, kích thước là 3×4 cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục tác phong nghiêm túc, lịch sự.”

Theo Thông tư 07/2016 của Bộ Công an, ảnh chụp chân dung khi làm căn cước công dân phải rõ khuôn mặt, rõ hai tai và không đeo kính. Khi chụp, công dân phải để đầu trần, ngồi nghiêm túc, trang phục lịch sự và không sử dụng trang phục chuyên ngành như công an, y bác sĩ, quân đội,…

Tức là ảnh phải tuân thủ các quy định – yêu cầu sau:

  • Chụp thẳng mặt, thẳng vai
  • Rõ khuôn mặt, tóc không che mặt nhiều
  • Rõ 2 tai
  • Không đeo kính
  • Không mặc các trang phục chuyên ngành (công an, bác sĩ,.v.v.)
  • Không đội mũ
  • Kích thước 3×4

Không có quy định về việc chụp ảnh chứng minh thư/thẻ căn cước phải mặc áo như thế nào nên bạn chỉ cần mặc thường phục, miễn sao trang phục đó đủ lịch sự. Bạn có thể mặc áo sơ mi có cổ hoặc áo vest để bức ảnh được trang trọng, nhã nhặn.

Công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh làm căn cước công dân gắn chip nhưng phải đảm bảo rõ khuôn mặt. Những tiêu chuẩn trên được áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Bạn cũng nên chú ý phần tóc tai: Tóc mái các thứ nên chải gọn gàng để không che mặt. Như vậy mặt mũi nhìn vào ảnh cũng sáng sủa hơn và không lo vi phạm vấn đề gì khi chụp ảnh CMND/CCCD

Cũng giống như việc bạn mặc trang phục gì để chụp thì việc bạn trang điểm hay nhuộm tóc khi chụp ảnh làm chứng minh thư/thẻ căn cước không có quy định. Tuy nhiên, bạn không nên trang điểm quá đậm bởi nếu trên ảnh và bạn ngoài đời khác nhau quá nhiều thì sẽ gặp khó khăn trong lúc làm các thủ tục sau này.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Quy định ảnh chụp chứng minh nhân dân bạn nên biết. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc thực hiện các công việc cá nhân. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề liên quan đến chứng minh nhân dân hoặc các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo