Quy chế thành lập câu lạc bộ và các điều kiện thành lập (2024)

Hiện nay, việc thành lập và tham gia câu lạc bộ ngày càng trở nên phổ biến để đáp ứng nhu cầu của người dân với đủ mọi lứa tuổi, từ bạn nhỏ, học sinh, sinh viên đến những người cao tuổi. Cùng với đó, khi quyết định thành lập câu lạc bộ, có nhiều người vẫn băn khoan về các vấn đề như: Quy chế thành lập câu lạc bộ, điều kiện, thủ tục và trình tự thành lập câu lạc bộ như thế nào. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ gửi đến Quý bạn đọc những quy định về Quy chế thành lập Câu lạc bộ ở Việt Nam

Quy chế thành lập câu lạc bộ
Quy chế thành lập câu lạc bộ

1. Cơ sở pháp lý

- Nghị định 45/2010/NĐ - CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

 - Nghị định 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

- Thông tư 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

- Thông tư 03/2014/TT-BNV ngày 19/6/2014 của Bộ Nội vụ sửa đổi thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013.

2. Thế nào là câu lạc bộ?

Trước khi tìm hiểu về quy chế thành lập câu lạc bộ, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc khái niệm câu lạc bộ là gì.

Theo nội dung tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, hội có các tên gọi khác nhau như: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo quy định của pháp luật, câu lạc bộ chính là tên gọi khác của hội.

Cũng theo Điều 2 Nghị định này, hội được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

3. Điều kiện thành lập câu lạc bộ

Một trong những quy chế thành lập câu lạc bộ là tổ chức đó phải có những điều kiện nhất định để được thành lập. Theo đó, tại Điều 5 Nghị định 45/2010/NĐ - CP cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:

- Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

- Có điều lệ của hội;

- Có trụ sở hoạt động;

- Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội, cụ thể như sau:

+ Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất 100 công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+ Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất 50 công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+ Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất 20 công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+ Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất 10 công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+ Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất 11 đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh;

+ Hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất 05 đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.

Trong trường hợp đối với các hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, quy chế thành lập câu lạc bộ cũng như số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định.

4. Thủ tục thành lập câu lạc bộ

4.1. Hồ sơ thành lập

- Đơn đề nghị thành lập hội;

- Dự thảo điều lệ hội;

- Dự kiến phương hướng hoạt động;

- Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

-  Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban vận động thành lập hội;

- Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở hội;

- Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

4.2. Trình tự thực hiện

Bước 1: Ban vận động thành lập hội gửi hồ sơ xin thành lập hội tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận:

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.

 - Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.

(Lệ phí: không)

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp;

Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ chuyển cho phòng chuyên môn nghiên cứu, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập hội và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến đóng góp, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 4: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; Nếu không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

5. Những câu hỏi thường gặp.

5.1 Số thành viên trong ban vận động thành lập hội là bao nhiêu người?

Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên;

– Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên; – Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên;

– Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh

5.2 Hội có tư cách pháp nhân không?

 Hội có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản và có thể có biểu tượng riêng. Trụ sở chính của hội đặt tại Việt Nam.

5.3 Nội dung chính của Điều lệ hội là gì?

Tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của hội.

– Nhiệm vụ, quyền hạn của hội.

– Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội.

– Thể thức vào hội, ra hội, thẩm quyền kết nạp, khai trừ hội viên.

– Tiêu chuẩn hội viên.

– Quyền, nghĩa vụ của hội viên.

– Cơ cấu, tổ chức, thể thức bầu và miễn nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo, ban kiểm tra, các chức vụ lãnh đạo khác của hội; nguyên tắc, hình thức biểu quyết.

– Tài sản, tài chính và phương thức quản lý tài sản, tài chính của hội.

– Điều kiện giải thể và thanh quyết toán tài sản, tài chính.

– Khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong nội bộ hội

– Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ.

– Hiệu lực thi hành

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật ACC về Quy chế thành lập câu lạc bộ tại Việt Nam. Nếu còn những vướng mắc, Quý bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 19003330

  • Zalo: 084 696 7979

✅ Quy chế: Thành lập CLB
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (507 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo