Quy chế pháp lý của Công ty hợp danh [Cập nhật năm 2024]

Công ty hợp danh với tư cách là 1 loại hình doanh nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời trên thế giới. Tại Việt Nam mô hình Công ty hợp danh được các nhà lập pháp quy định trong các phiên bản Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005, 2014, 2020. Mời quý đọc giả theo dõi bài viết chi tiết bên dưới của ACC để biết thêm về quy chế pháp lý của Công ty hợp danh nhé~

I. Công ty hợp danh là gì

Căn cứ theo điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014  thì công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó:

+ Có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

=> Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

=>  Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

So Do Co Cau To Chuc Cong Ty Hop Danh Min

II. Cơ cấu tổ chức Công ty hợp danh

Cơ cấu tổ chức cũng như mô hình quản lý của công ty hợp danh sẽ bao gồm: Hội đồng thành viên với người đứng đầu sẽ là Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Hội đồng thành viên sẽ bao gồm tất cả các thành viên (kể cả các thành viên hợp danh và các thành viên góp vốn).

1.Hội đồng thành viên

Căn cứ theo điều 177 Luật doanh nghiệp 2014 thì Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên hợp lại. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận:

+ Phương hướng phát triển công ty;

+ Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

+ Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới;

+ Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;

+ Quyết định dự án đầu tư;

+ Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

+ Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

+ Quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận, được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;

+ Quyết định giải thể công ty.

+ Quyết định về các vấn đề khác được thông qua nếu được ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

+ Quyền tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn được thực hiện theo quy định của Luật Điều lệ công ty.

2. Thành viên hợp danh

Thành viên hợp danh là các đồng chủ sở hữu công ty hợp danh và phải có số lượng ít nhất là 2 thành viên. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm với công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thành viên hợp danh trong công ty thường gần gũi có mối quan hệ mật thiết với nhau về mặt nhân thân và có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp nhất định.

  • Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh: Được quy định tại điều 176 Luật Doanh nghiệp 2014
  • Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh: Được quy định tại điều 175 LDN 2014

+ Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

+ Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

+ Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

3. Thành viên góp vốn

Thành viên góp vốn là tổ chức hoặc cá nhân, không bắt buộc phải có trong công ty hợp danh, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi góp vốn vào công ty.

  • Quyền của thành viên góp vốn: Quy định tại khoản 1 điều 182 LDN 2014
  • Nghĩa vụ của thành viên góp vốn:

+ Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;

+ Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;

+ Tuân thủ Điều lệ, nội quy công ty và quyết định của Hội đồng thành viên;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về quy chế pháp lý của công ty hợp danh theo pháp luật hiện nay. Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo