Quy chế làm việc tại bộ phận một cửa [Mới nhất 2022]

Ngày nay, vấn đề giải quyết thủ tục hành chính ngày càng được quan tâm do nhu cầu của công dân ngày càng tăng. Để đáp ứng thực tiễn, cơ chế một cửa ra đời như một hình thức cải cách thủ tục nhằm đem lại hiệu quả, tiết kiệm thời gian. Bộ phận một cửa ra đời với mục đích đơn giản hóa và công khai minh bạch các thủ tục hành chính, hỗ trợ thời gian giao dịch giữa người dân và các cơ quan hành chính được rút ngắn. Vậy Quy chế làm việc tại bộ phận một cửa được quy định như thế nào? Bạn hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Quy Chế Làm Việc Tại Bộ Phận Một Cửa [mới Nhất 2022]

Quy chế làm việc tại bộ phận một cửa [Mới nhất 2022]

1/ Bộ phận một cửa là gì?

Căn cứ vào Khoản 1, Khoản 3 Điều 3 Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 04 năm 2018 quy định Về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thì: 

- Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền thông qua Bộ phận một cửa.

- Bộ phận một cửa là tên gọi chung của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

2/ Quy chế thực hiện cơ chế một cửa

Quy trình cơ chế một cửa giải quyết thủ tục hành chính bắt đầu từ việc nộp hồ sơ của công dân và tiếp nhận hồ sơ từ phía cơ quan nhà nước. Việc tiếp nhận hồ sơ theo một chiều, tức là nhân dân có nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính sẽ đề xuất, kiến nghị thông qua nộp hồ sơ. Tổ chức, cá nhân có nhiều cách để nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền như:

- Trực tiếp tại Bộ phận một cửa của cơ quan chức năng;

- Thông qua dịch vụ: có thể là dịch vụ công qua bưu chính công ích theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật;

- Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.

Công dân sẽ được sẽ được cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả sau khi nộp hồ sơ thành công. Và có thể tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ thông qua một Mã số hồ sơ được cấp trên các website trực tuyến Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.

Đối với bên chức năng, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ theo đúng quy định, xử lý xem xét, thẩm định hồ sơ để đảm bảo vấn đề có công dân phải được giải quyết. Sau đó chuyển đến bộ phận chức năng (trong nội bộ cơ quan) hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp liên thông.

Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc phân công cán bộ, công chức, viên chức có chuyên môn, nhiệm vụ phù hợp với vấn đề cần giải quyết. Họ sẽ tiến hành giải quyết, trình phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Đây là những bước căn bản để nhân dân cùng nắm được quy trình làm việc của cơ quan nhà nước cũng như biết vai trò và trách nhiệm của mình trong những giai đoạn nào. Mỗi bước giải quyết thủ tục hành chính lại có những quy định riêng về phương thức giải quyết và thời gian tiến hành để đảm bảo cơ quan có thẩm quyền làm đúng trách nhiệm và quy trình nhằm đảm bảo lợi ích của người dân. Vì vậy trong từng trường hợp cụ thể, nhân dân có quyền hỏi và được biết quy trình giải quyết thủ tục hành chính của mình, nghĩa vụ của công dân và trách nhiệm của cơ quan nhà nước.

3/ Nhiệm vụ của Bộ phận một cửa

Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 61/2018/NĐ-CP, Điểm a Khoản 4 Điều 1 Nghị định 107/2021/NĐ-CP thì bộ phận một cửa có các nhiệm vụ sau đây:

- Công khai đầy đủ, kịp thời bằng phương tiện điện tử hoặc bằng văn bản danh mục thủ tục hành chính được thực hiện tại Bộ phận một cửa; các nội dung thủ tục hành chính được công khai theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định 61/2018/NĐ-CP;

Hỗ trợ những trường hợp không có khả năng tiếp cận thủ tục hành chính được công khai bằng phương tiện điện tử;

- Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính;

- Tiếp nhận, số hóa hồ sơ thủ tục hành chính; giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính;

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;

- Theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân;

- Thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, trả kết quả giải quyết cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu giải quyết ngay trong ngày hoặc các thủ tục hành chính được giao hoặc ủy quyền cho công chức, viên chức tại Bộ phận một cửa giải quyết; hỗ trợ tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;

- Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan khác có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông;

- Tiếp nhận, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, chuyển hồ sơ giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;

Chuyển ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền về các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến tổ chức, cá nhân;

- Bố trí trang thiết bị tại Bộ phận một cửa theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 13 Nghị định 61/2018/NĐ-CP và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết về pháp lý, thanh toán phí, lệ phí, nộp thuế, phiên dịch tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc (nếu cần), sao chụp, in ấn tài liệu và các dịch vụ cần thiết khác khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo mức giá dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật.

Bài viết trên đây là những nội dung liên quan đến Quy chế làm việc tại bộ phận một cửa [Mới nhất 2022] mà Luật ACC muốn đề cập đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có thắc mắc pháp lý liên quan, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Luật ACC để được giải đáp kịp thời nhé

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo