Quy chế hội nghị người lao động theo quy định pháp luật

Quy chế hội nghị người lao động là hình thức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Vậy mẫu quy chế hội nghị người lao động được quy định như thế nào, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC.

Quy chế hội nghị người lao động
Quy chế hội nghị người lao động

1. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật Lao động năm 2019;

- Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

2. Khái niệm quy chế hội nghị người lao động

Quy chế hội nghị người lao động là quy chế được áp dụng trong quá trình tổ chức hội nghị người lao động và giám sát thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động các cấp trong một công ty, doanh nghiệp nhất định. Theo đó, mỗi công ty phải xây dựng, ban hành và thực hiện công khai, minh bạch quy chế Hội nghị người lao động tại nơi làm việc nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân viên, người lao động và người sử dụng lao động.

Hội nghị người lao động là cuộc họp có tổ chức do người sử dụng lao động chủ trì tổ chức hàng năm có sự tham gia của người lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở nhằm trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ cho người lao động.

3. Tổ chức hội nghị người lao động

3.1. Mục đích và nguyên tắc tổ chức hội nghị người lao động

Hội nghị người lao động được tổ chức hằng năm nhằm đạt được những mục đích như sau:

  • Phát huy quyền dân chủ trực tiếp của người lao động, tạo điều kiện để họ được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của họ. Đồng thời, tạo cơ sở, căn cứ pháp lý để người lao động giám sát quá trình xây dựng, ban hành những quy định liên quan đến quyền lợi của mình trong công ty.

  • Góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, từ đó phòng ngừa, hạn chế các tranh chấp trong quá trình làm việc, thực hiện dân chủ trong khuôn khổ pháp luật, tiến tới xây dựng công ty phát triển bền vững.

Về nguyên tắc tổ chức, Hội nghị người lao động được tổ chức hẳng năm (12 tháng một lần) và được coi là hợp lệ khi có sự tham dự của trên 2/3 tổng số đại biểu được triệu tập tham dự. Nghị quyết của hội nghị người lao động có giá trị thi hành khi nội dung không trái với quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, đồng thời có trên 50% tổng số đại biểu chính thức dự hội nghị biểu quyết tán thành.

Lưu ý: theo Hướng dẫn 1360 của Tổng liên đoàn Lao động, cần lưu ý về thời điểm tổ chức hội nghị:

- Cần thiết phải tổ chức vào quý I hàng năm. Riêng công ty cổ phần thì nên tổ chức trước Đại Hội đồng cổ đông.

- Hội nghị người lao động tại đơn vị trực thuộc tiến hành theo kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động của doanh nghiệp do người sử dụng lao động ban hành.

3.2. Nội dung hội nghị người lao động

Điều 64 Bộ luật lao động 2019 quy định, nội dung đối thoại tại nơi làm việc bao gồm các vấn đề về: tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; về điều kiện làm việc; yêu cầu của các bên đối với nhau, cũng như bất kể vấn đề gì mà các bên quan tâm.

Đây là những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên, đồng thời là các vấn đề dễ xảy ra bất đồng, tranh chấp nếu không được bảo đảm cả ở khía cạnh nhận thức và hành động. Bởi, trên phương diện của người sử dụng lao động, mục đích quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh chính là doanh thu, lợi nhuận nên họ thường đặt ra các yêu cầu ngặt nghèo để người lao động phải tuân theo vừa bảo đảm tính hiệu quả, đồng thời hạn chế rủi ro; còn về phía người lao động, mục đích của việc “bán” sức lao động là nhằm có thu nhập cao, được bản đảm các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi hợp lý…

Các đối quyền và nghĩa vụ, lợi ích là những vấn đề cần phải bảo đảm sự đồng thuận hoặc chấp nhận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy, nếu các nội dung này được bàn bạc, trao đổi và cùng đưa ra cách giải quyết thỏa đáng thì không chỉ dễ dàng điều hòa, giải quyết các mối quan tâm chung mà còn hóa giải được các mâu thuẫn, xung đột nội bộ tiềm ẩn trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.

4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi tham gia hội nghị người lao động

4.1. Trước khi tổ chức Hội nghị

  • Chủ trì xây dựng và ban hành Quy chế đối thoại định kỳ, Quy chế tổ chức Hội nghị người lao động tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn công ty.

  • Chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị người lao động tại công ty, thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn công ty về: Số lượng, thành phần đại biểu dự Hội nghị. Nếu tổ chức Hội nghị đại biểu thì thống nhất phân bổ số lượng đại biểu cho các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất bầu dự Hội nghị; thống nhất các nội dung của Hội nghị người lao động, phân công cụ thể nhiệm vụ của mỗi bên.

  • Chủ trì phối hợp với Công đoàn công ty chuẩn bị dự thảo mới hoặc sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể, các nội quy, quy chế, qui định để đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị người lao động cấp phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

  • Ban hành Quyết định triệu tập Hội nghị người lao động.

4.2. Trong quá trình tổ chức Hội nghị

  • Thực hiện các nội dung thuộc trách nhiệm đã chuẩn bị và chương trình đã thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn.

  • Khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc của công ty.

4.3. Sau khi tổ chức Hội nghị

  • Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm phổ biến kết quả Hội nghị người lao động đến toàn thể người lao động.

  • Triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động; bổ sung các quy định của công ty phù hợp với những nội dung đã thông qua tại Hội nghị người lao động công ty.

  • Triển khai thực hiện thoả ước lao động tập thể đã ký kết (nếu có) giữa người sử dụng lao động và đại diện Ban chấp hành Công đoàn công ty.

5. Mẫu quy chế hội nghị người lao động

CÔNG TY ……………………
Số:…… /QĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM    
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….,  ngày.... tháng.....năm 20.....

QUY CHẾ HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số …./QĐ-CT ngày…. tháng……năm 20……. của Tổng Giám đốc (Giám đốc) Công ty ……………..)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định việc thực hiện phát huy quyền làm chủ của người lao động trong Công ty ………………..

2. Đối tượng áp dụng của Quy chế này là Tổng Giám đốc (Giám đốc), hoặc người được ủy quyền hợp pháp tại Công ty (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động); Ban Chấp hành Công đoàn Công ty; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Điều 2. Quy chế hội nghị người lao động là hình thức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Là cuộc họp có tổ chức do người sử dụng lao động chủ trì tổ chức hàng năm có sự tham gia của người lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở nhằm trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ cho người lao động.

Điều 3. Nguyên tắc triển khai hội nghị người lao động

1. Người sử dụng lao động phải tôn trọng, bảo đảm các quyền dân chủ của người lao động tại nơi làm việc; quyền dân chủ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật thông qua việc tổ chức Hội nghị người lao động tại nơi làm việc.

2. Công ty phải xây dựng và thực hiện công khai, minh bạch quy chế Hội nghị người lao động tại nơi làm việc nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.

Chương II
NỘI DUNG HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Điều 4. Tổ chức hội nghị người lao động

1. Hội nghị người lao động được tổ chức 12 tháng một lần.

2. Hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức hội nghị đại biểu.

Điều 5. Trách nhiệm tổ chức hội nghị người lao động

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng quy chế tổ chức hội nghị người lao động, bố trí địa điểm, thời gian, các điều kiện vật chất cần thiết và tổ chức hội nghị người lao động. Quy chế tổ chức hội nghị người lao động được ban hành sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và phải được phổ biến công khai đến người lao động trong doanh nghiệp.

2. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động tham gia xây dựng và thực hiện quy chế tổ chức hội nghị người lao động.

Điều 6. Thành phần tham gia hội nghị người lao động

Thành phần tham gia hội nghị đại biểu bao gồm:

a) Đại biểu đương nhiên bao gồm thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp;

b) Đại biểu bầu là những người được hội nghị người lao động cấp phòng, ban, phân xưởng, bầu theo quy định.

Điều 7. Bầu đại biểu tham dự hội nghị đại biểu

1. Số lượng đại biểu bầu tối thiểu được quy định như sau:

 Công ty có từ 300 lao động, thì bầu ít nhất 60 đại biểu; Sau đó cứ thêm 100 lao động được bầu thêm 5 đại biểu.

2. Người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể người lao động tại cơ sở thống nhất, quyết định số lượng, cơ cấu đại biểu được bầu tham dự hội nghị đại biểu và phân bổ số lượng, cơ cấu đại biểu được bầu tương ứng với số lượng và cơ cấu lao động của từng phòng, ban, phân xưởng, tổ sản xuất.

3. Đại biểu trúng cử phải đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ; trường hợp phát sinh trong quá trình bầu cử được quy định như sau:

a) Trường hợp nhiều người cùng đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ thì lấy theo thứ tự từ người có số phiếu cao nhất trở xuống cho đến khi đủ số đại biểu được phân bổ;

b) Trường hợp bầu lần thứ nhất số người trúng cử chưa đủ số lượng đại biểu được phân bổ thì tiếp tục bầu các lần tiếp theo cho đến khi có đủ số đại biểu;

c) Trường hợp nhiều người cùng đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ và có cùng số phiếu mà vượt quá số đại biểu được phân bổ thì tổ chức bầu tiếp đối với những người có cùng số phiếu bầu này để lấy người có số phiếu bầu cao hơn cho đến khi đủ số đại biểu được phân bổ.

Điều 8. Nội dung hội nghị người lao động

1. Hội nghị người lao động thảo luận các nội dung sau:

a) Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và những nội dung trực tiếp liên quan đến việc làm của người lao động, lợi ích của doanh nghiệp;

b) Kết quả kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, các quy định, quy chế của doanh nghiệp;

c) Tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

d) Điều kiện làm việc và các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc;

đ) Kiến nghị, đề xuất của mỗi bên;

e) Các nội dung khác mà hai bên quan tâm

2. Bầu thành viên đại diện cho tập thể lao động tham gia đối thoại định kỳ.

3. Thông qua nghị quyết hội nghị người lao động.

Điều 9. Quy trình tổ chức Hội nghị người lao động

1. Bầu đoàn chủ tịch và thư ký hội nghị.

2. Báo cáo tư cách đại biểu tham dự hội nghị.

3. Báo cáo của người sử dụng lao động

4. Báo cáo của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

5. Đại biểu thảo luận.

6. Bầu thành viên đại diện cho tập thể lao động tham gia đối thoại định kỳ.

7. Biểu quyết thông qua nghị quyết hội nghị người lao động.

Điều 10. Phổ biến, triển khai, giám sát thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở phổ biến kết quả hội nghị người lao động đến toàn thể người lao động và tổ chức triển khai nghị quyết hội nghị người lao động trong doanh nghiệp.

2. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động phổ biến kết quả hội nghị người lao động đến toàn thể người lao động trong doanh nghiệp; tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động trong doanh nghiệp.

3. Đại biểu tham dự hội nghị người lao động có trách nhiệm phổ biến kết quả và nghị quyết hội nghị người lao động đến những người lao động không tham dự hội nghị người lao động ở các phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất nơi bầu mình làm đại diện tham dự hội nghị đại biểu.

Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn các cấp tổ chức thực hiện tốt Quy chế này.

Điều 12. Các ông (bà): Ban Giám đốc, Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty …………….., trưởng các Phòng, Ban, Ban Chấp hành Công đoàn các cấp và người lao động làm việc trong Công ty có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này.                   

    GIÁM ĐỐC CÔNG TY
(ký tên và đóng dấu)  

6. Những câu hỏi thường gặp. 

6.1. Lưu ý khi tổ chức hội nghị người lao động là gì?

Ít nhất 10 ngày trước khi tổ chức Hội nghị người lao động, Ban Chấp hành Công đoàn công ty liên hệ với Công đoàn cấp trên trực tiếp để xin ý kiến về nội dung các văn bản, quy trình tổ chức hội nghị.

6.2. Thành phần tham dự Hội nghị người lao động là ai?

Đối với hội nghị đại biểu: công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động thỏa thuận, thống nhất đại biểu dự hội nghị phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:

+ Đại biểu đương nhiên:

Thành phần hội đồng quản trị, hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty; trưởng ban kiểm soát, kiểm soát viên; tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, bí thư đoàn thanh niên, ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở (nơi chưa có công đoàn cơ sở) và các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận, thống nhất.

+ Đại biểu bầu: công đoàn cơ sở để xuất đối tượng bầu, số lượng bầu đại biểu dự hội nghị bầu bảo đảm dân chủ và đại diện tiếng nói của người lao động trong hội nghị. Căn cứ vào điều kiện tổ chức hội nghị, công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động thống nhất tỷ lệ được bầu trên số lao động tăng thêm của doanh nghiệp.

Đối với hội nghị toàn thể: toàn bộ người lao động tại doanh nghiệp. Trường hợp người lao động không thể rời vị trí sản xuất thì công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động thỏa thuận về thành phần tham gia, nhưng cần đảm bảo ít nhất 2/3 người lao động của doanh nghiệp của doanh nghiệp tham dự.

6.3. Đối tượng tổ chức hội nghị người lao động?

– Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng từ 10 lao động trở lên làm việc theo hợp đồng lao động. (theo NĐ 145/2020/NĐ-CP)

– Người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật ACC về Quy chế hội nghị người lao động (Cập nhật 2022). Nếu còn những vướng mắc, Quý bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 19003330

  • Zalo: 084 696 7979

✅ Quy chế: Hội nghị người lao động
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo