Chức năng của Quốc hội trong việc lập hiến, lập pháp

Trong bộ máy nhà nước, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân cả nước, được nhân dân tin tưởng uỷ thác quyền lực nhà nước, thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước và chịu trách nhiệm trước nhân dân cả nước. Vậy trong lĩnh vực lập hiến, lập pháp, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được quy định như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Chức năng của Quốc hội trong việc lập hiến, lập pháp
Chức năng của Quốc hội trong việc lập hiến, lập pháp

1. Quyền lập hiến

Căn cứ Điều 4 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 4. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp

1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc làm Hiến pháp hoặc sửa đổi Hiến pháp.

Quốc hội quyết định làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.

4. Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nên quyền lập hiến là của Quốc hội. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến. Điều này có nghĩa: Quốc hội là cơ quan làm Hiến pháp. Cơ sở lý thuyết của quyền lập hiến của Quốc hội là học thuyết tập quyền xã hội chủ nghĩa. Theo học thuyết này, để bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước, nhân dân không phân chia quyền lực đều nhau cho các ngành quyền lực, mà trao chủ quyền cho người đại diện tối cao của mình là Quốc hội. Quốc hội là người nhận quyền lực từ nhân dân, và Quốc hội mới là chủ thể tiến hành phân công quyền lực. Quốc hội phân công quyền lực bằng hình thức lập hiến. Như vậy, quyền lập hiến của Quốc hội thể hiện sự thống nhất quyền lực về Quốc hội, và chứng tỏ Quốc hội là chủ thể phân công quyền lực.

Cùng với quyền lập hiến, Quốc hội cũng là cơ quan có quyền sửa đổi Hiến pháp. Quyền sửa đổi hiến pháp cũng xuất phát từ vị trí là cơ quan quyền lực tối cao của Quốc hội. Điều này thể hiện ở chỗ: việc sửa đổi Hiến pháp chỉ có một giới hạn duy nhất thuộc về bản thân chế độ làm việc của Quốc hội là phải được 2/3 đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua.

2. Quyền lập pháp

Căn cứ Điều 5 Luật Tổ chức Quốc hội quy định như sau:

"Điều 5. Làm luật và sửa đổi luật

1. Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Các dự án luật trước khi trình Quốc hội phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

3. Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội căn cứ vào nội dung của dự án luật.

Quyền tiếp theo của Quốc hội là quyền lập pháp. Quốc hội là cơ quan làm luật và sửa đổi luật. Nếu hiểu làm luật là tất cả những hoạt động để xây dựng nên một đạo luật thì Quốc hội không phải là cơ quan duy nhất làm luật, vì ở nước ta cũng như ở nhiều nước khác, đa số luật do Quốc hội ban hành là do ngành hành pháp đệ trình. Trên thực tiễn, tham gia vào việc làm luật ở nước ta ngoài Quốc hội còn có Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát,…

Hoạt động lập pháp của Quốc hội thực chất là hoạt động kiểm tra, giám sát sự tương hợp giữa các giải pháp lập pháp do Chính phủ thiết kế với lợi ích, và nguyện vọng chung của xã hội. Việc kiểm tra này sẽ dẫn đến kết quả là: thông qua hay không thông qua chính sách của Chính phủ. Như vậy, quyền lập pháp là quyền thông qua luật. Quốc hội lập pháp, Quốc hội làm luật không có nghĩa là Quốc hội làm mọi công đoạn của quy trình lập pháp. Quốc hội lập pháp, làm luật được hiểu Quốc hội là cơ quan thông qua luật. Với cách hiểu như vậy thì quyền lập pháp mới thực sự là quyền duy nhất của Quốc hội vì Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua hay không thông qua một đạo luật. Chính điều này thể hiện tính quyền lực tối cao của Quốc hội. Sản phẩm của quyền lập pháp của Quốc hội là một đạo luật. Luật là ý chí chung của xã hội được nâng lên thành luật.

Các phạm vi quyền lập pháp của Quốc hội được quy định tại Khoản 1 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 cụ thể như sau:

Điều 15. Luật, nghị quyết của Quốc hội

1. Quốc hội ban hành luật để quy định:

a) Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

b) Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;

c) Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;

d) Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;

đ) Quốc phòng, an ninh quốc gia;

e) Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

g) Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

h) Chính sách cơ bản về đối ngoại;

i) Trưng cầu ý dân;

k) Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;

l) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.”

Như vậy, có thể nhận thấy rằng, phạm vi quyền lập pháp của Quốc hội là rất rộng, gần như không có giới hạn. Việc mở rộng phạm vi quyền lập pháp ở nước ta có cơ sở từ nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước. Vì Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là nơi thống nhất quyền lực nên quyền lập pháp của Quốc hội không bị giới hạn.

Trên đây là Chức năng của Quốc hội trong việc lập hiến, lập pháp mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo