Quốc gia là cụm từ mà chúng ta ai cũng đã từng nghe rất nhiều kể từ khi lọt lòng cho tới khi rời xa cuộc sống. Tuy nhiên, theo khảo sát của ACC, rất nhiều công dân chưa thực sự nêu được đầy đủ ý nghĩa thuật ngữ quốc gia là gì? Chúng tôi chỉ nhận được những câu trả lời mang tính khái quát, chung chung. Do đó, bài viết bài viết dưới đây của ACC sẽ giải đáp cho quý công dân về câu hỏi quốc gia là gì và những vấn đề liên quan.
1. Quốc gia là gì?
Theo Wikipedia, Khái niệm quốc gia là gì đã được khái quát như sau:
“Quốc gia là một khái niệm không gian, văn minh, xã hội và chính trị; trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tốc có trên lãnh thổ đó; họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hoá, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết, cùng chịu sự chi phối của chính quyền, và, họ cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng như hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền.”
Hay cũng có thể hiểu: “Quốc gia cũng có khi được dùng để chỉ một nước hay đất nước, như "Nước Việt Nam là một quốc gia ở vùng Đông Nam Á". Hai khái niệm này, mặc dù vẫn thường được dùng thay cho nhau, có sắc thái khác nhau.”
Khái niệm quốc gia là gì đã được ACC tổng hợp và khái quát như sau:
Quốc gia là thuật ngữ được sử dụng để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, trong đó những con người sống trên lãnh thổ đó gắn bó với nhau, chia sẻ với nhau về quyền lợi, văn hóa, tôn giáo… và cùng chịu sự chi phối của chính quyền.
Tuy nhiên, cũng có thể hiểu, quốc gia là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ một nước hay một đất nước.
Cho đến thời điểm hiện tại, trên thế giới tồn tại khoảng 195 quốc gia.
Quốc gia với tư cách là chủ thể do luật quốc tế điều chỉnh thường bao gồm những yếu tố sau: dân cư, lãnh thổ đã được xác định, chính quyền cai trị, và khả năng của quốc gia đó tham gia vào các quan hệ pháp luật, quan hệ xã hội, các quốc gia khác.
2. Vấn đề chủ quyền của quốc gia
Sau khi tìm hiểu quốc gia là gì, hãy cùng ACC tìm hiểu vấn đề chủ quyền của quốc gia nhé!
- Thông thường, các quốc gia sẽ được các quốc gia khác thừa nhận về sự tồn tại của mình và tự cách của mình trong quan hệ quốc tế nếu có đầy đủ 4 yếu tố đã được quy định tại mục 1.
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có những thực thể đã đáp ứng đầy đủ những tiêu chí, yêu tố để cấu thành quốc gia nhưng các quốc gia khác không công nhận tư cách quốc gia của thực thể đó. Do vậy, có thể hiểu, việc công nhận về sự tồn tại của quốc gia và các quốc gia khác có chấp nhận hợp tác với thực thể đó hay không thì phải phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các quốc gia đó.
- Về phương diện đối nội, đối ngoại: về đối nội, chủ quyền quốc gia chỉ bị giới hạn duy nhất bởi pháp luật thiên nhiên. Về đối ngoại, hoàn cảnh là yêu tố duy nhất giới hạn chủ quyền quốc gia, và không có bất kỳ một quyền lực nào lớn hơn chủ quyền quốc gia.
- Hiện nay, chủ quyền quốc gia được coi là quyền tối cao, quyền cao nhất của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó và là quyền của quốc gia độc lập trong mối quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quyền lực tối cao của quốc gia được thể hiện thông qua việc phân chia quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp và là quyền quyết định mọi vấn đề đối nội, đối ngoại, vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội…
3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của quốc gia
Theo pháp luật quốc tế, quốc gia được hưởng những quyền lợi như sau:
- Quyền bình đẳng về quyền lợi và bình đẳng về chủ quyền;
-Quyền của quốc gia được tự vệ tập thể hoặc tự vệ cá nhân;
- Quyền quốc gia được tôn trọng vì hòa bình và độc lập;
- Không một quốc gia nào được xâm phạm lãnh thổ của quốc gia khác;
- Quyền của quốc gia được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế;
- Quyền quốc gia được trở thành một trong những thành viên của tổ chức quốc tế.
Bên cạnh những quyền lợi được hưởng, thì quốc gia cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định:
- Quốc gia phải tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác;
- Phải tôn trọng quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ của những quốc gia khác;
- Không được sử dụng vũ lực hoặc đe dọa quốc gia khác bằng vũ lực;
- Các quốc gia không được can thiệp vào vấn đề, công việc nội bộ của nhau;
- Có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác nhằm mục đích duy trì an ninh và hòa bình quốc tế;
- Quốc gia cần phải tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế với các quốc gia khác;
- Tôn trọng những quy phạm, công ước quốc tế.
Như vậy, chúng tôi đã phân tích cụ thể quốc gia là gì trong bài viết phía trên và những thông tin liên quan.
Nội dung bài viết:
Bình luận