Quản trị thương hiệu là gì? Các bước quản trị thương hiệu gồm những gì? Vì sao chúng ta phải quản trị thương hiệu? Hãy cùng đọc bài viết sau đây để biết thêm chi tiết về quản trị thương hiệu bạn nhé.

Quản trị thương hiệu là gì
1. Quản trị thương hiệu là gì?
Quản trị thương hiệu (Brand Management) là một khái niệm liên quan đến việc lập chiến lược và đánh giá thương hiệu trên các khía cạnh định vị thương hiệu, khách hàng mục tiêu, nhận thức thương hiệu và hình ảnh thương hiệu. Đối với việc quản trị thương hiệu, công ty nên duy trì một hình ảnh tốt trong lòng khách hàng. Mục tiêu chính của quản trị thương hiệu là đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ làm nổi bật chất lượng của thương hiệu.
Quản trị thương hiệu là một quy trình xây dựng thương hiệu chịu trách nhiệm xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu và quản trị giá trị đó theo cách mà giá trị thương hiệu được phản ánh trong thị trường mục tiêu. Ở đây, thuật ngữ thương hiệu có thể đại diện cho một doanh nghiệp, công ty, con người, sản phẩm hoặc dịch vụ.
Quản trị thương hiệu là một khái niệm được các công ty và nhà tiếp thị áp dụng để tạo ra một kết nối cảm xúc giữa khách hàng và sản phẩm của họ. Thông qua quản trị thương hiệu, hình ảnh của sản phẩm hoặc thương hiệu được tạo ra trong tâm trí người tiêu dùng. Điều này trở thành nền tảng không chỉ thu hút khách hàng mới mà còn tăng lòng trung thành với thương hiệu của những người dùng hiện tại. Ngoài ra, quản trị thương hiệu cũng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào vì nó giúp các công ty đánh giá hiệu quả hoạt động của thương hiệu và giúp họ cải thiện và thích ứng với sự thay đổi của thời gian.
Không có khả năng thay đổi theo sở thích và nhu cầu của khách hàng có thể dẫn đến sự sụp đổ của thương hiệu. Quản trị thương hiệu tổng thể tốt có thể giúp gia tăng hoạt động kinh doanh và có những người ủng hộ mạnh mẽ cho thương hiệu. Quản trị thương hiệu là một chiến lược tiếp thị quan trọng giúp các công ty thiết lập thương hiệu và sản phẩm của họ.
Thực tế thì, thương hiệu cũng có chu kỳ sống như sản phẩm!
Một thương hiệu dù tốt đến đâu cũng sẽ có lúc tụt dốc, không thực sự nổi bật và thu hút khách hàng mục tiêu. Việc quản trị thương hiệu có vai trò hạn chế những sự tụt dốc đó, đồng thời giữ vững vị thế của thương hiệu trên thị trường đang ngày càng cạnh tranh.
2. Quy trình quản trị thương hiệu
Quy trình quản trị thương hiệu bao gồm 4 bước sau:
- Nghiên cứu thị trường
- Xây dựng thương hiệu
- Phát triển thương hiệu
- Đo lường thương hiệu
2.1 Nghiên cứu thị trường
Nội dung quan trọng nhất của việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu hướng phát triển của nhu cầu, các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhu cầu ở hiện tại và tương lai cũng như dự đoán nhu cầu nào sẽ xuất hiện tiếp theo,…
Các nhà nghiên cứu thị trường cần phân tích hành vi, đặc điểm của người tiêu dùng thông qua: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc lựa chọn sản phẩm, sự quan tâm của khách hàng tới thương hiệu của doanh nghiệp, đo lường mức độ trung thành, cảm nhận của khách hàng về ý nghĩa của thương hiệu,…
Sau khi đã nghiên cứu hành vi của khách hàng đối với thương hiệu cần phân loại khách hàng theo thu nhập vì với mỗi mức thu nhập khác nhau, khách hàng sẽ có những hành vi khác nhau.
Có hai phương pháp nghiên cứu thị trường cơ bản là nghiên cứu thực địa và nghiên cứu tại văn phòng. Thông thường các nhà nghiên cứu sẽ kết hợp hai phương pháp để thu thập thông tin, lựa chọn phương pháp phân tích và xử lý để đưa ra các dự báo chính xác nhất làm cơ sở cho các bước tiếp theo.
2.2 Xây dựng thương hiệu
Định vị thương hiệu
Là các hoạt động, nỗ lực của doanh nghiệp nhằm tạo dựng cho sản và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp một vị trí cạnh tranh và lưu lại trong tâm trí khách hàng. Theo đó, doanh nghiệp cần xác định được vị trí của mình so với các đối thủ trên thị trường và vị trí trong lòng khách hàng. Khi định vị thương hiệu một cách rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp tạo được chỗ đứng vững chắc và hình thành nên giá trị thương hiệu.
Lựa chọn mô hình thương hiệu
Mô hình thương hiệu gia đình: Với mô hình này, mọi hàng hóa khác nhau của doanh nghiệp đều gắn với một thương hiệu, thường áp dụng với các công ty tập đoàn lớn.
Mô hình thương hiệu cá biệt: Tức là mỗi sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có một thương hiệu riêng. Các thương hiệu cá biệt tồn tại độc lập không hoặc ít liên hệ với tên doanh nghiệp.
Mô hình đa thương hiệu: Mô hình này có thể khắc phục nhược điểm và tận dụng ưu điểm khi chỉ áp dụng một trong hai mô hình đã kể trên.
Thiết kế các yếu tố bên ngoài cấu thành thương hiệu
Phần phát âm được: gồm tên thương hiệu, khẩu hiệu, logo, slogan, nhạc hiệu,…
Phần không phát âm được: biểu tượng, nét chữ, màu sắc, bao bì, màu sắc, mùi,…
Bảo vệ thương hiệu
2.3 Phát triển thương hiệu
Sau khi đã xây dựng được thương hiệu, doanh nghiệp cần tiếp tục các công việc phát triển thương hiệu để xây dựng thương hiệu của mình thành một thương hiệu mạnh, tồn tại vững vàng trong tâm trí khách hàng.
2.4 Đo lường thương hiệu
3. Ý nghĩa quản trị thương hiệu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp muốn có lợi nhuận lớn phải đi đôi với những kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp, trong đó quản trị thương hiệu đang là giải pháp xu hướng, được nhiều công ty dẫn đầu hướng tới. Đúng như một công thức sống còn, tổ chức biết quản trị thương hiệu vững chắc, mới mở được cánh cổng thành công.
Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi quản trị thương hiệu là gì cùng với quy trình quản trị thương hiệu đi kèm theo đó. Mong là bài viết này đã giúp cho mọi người có thêm kiến thức mới về quản trị thương hiệu là gì. Nếu có những câu hỏi và thắc mắc cần giải đáp liên quan đến quản trị thương hiệu, hãy liên hệ đến Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ.
Bình luận