Quy định pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần

quan-tri-ngan-hangQuản trị ngân hàng

1. Giới thiệu về quản trị ngân hàng thương mại.

Hoạt động quản trị là một hoạt động đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần. Như vậy thì quản trị ngân hàng thương mại là gì? Quản trị ngân hàng thương mại bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại. Để tìm hiểu hơn về quản trị ngân hàng thương mại các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về quản trị ngân hàng thương mại nhé.

2. Căn cứ pháp lý liên quan.

  • Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010
  • Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017
  • Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán
  • Thông tư 25/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định về cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
  • Thông tư 50/2018/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
  • Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

3. Ngân hàng thương mại là gì?

Căn cứ theo Thông tư 25/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định về cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành tại Khoản 2, 3 Điều 2 quy định như sau:

  • Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.
  • Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần.

4. Quản trị ngân hàng thương mại cổ phần là gì?

Căn cứ theo Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty đối với công ty đại chúng tại Khoản 1 Điều 2 về quản trị ngân hàng thương mại như sau:

 Quản trị công ty là hệ thống các nguyên tắc, bao gồm:

  • Đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý;
  • Đảm bảo hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
  • Đảm bảo quyền lợi của cổ đông và những người có liên quan;
  • Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông;
  • Công khai minh bạch mọi hoạt động của công ty.

5. Quy định pháp luật hiện hành về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần

Về cơ bản, pháp luật hiện hành điều chỉnh về hoạt động quản trị ngân hàng thương mại cổ phần đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, pháp luật đã lựa chọn mô hình tổ chức, quản lý, điều hành khá phù hợp cho NHTMCP. Theo đó, cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành của NHTMCP là: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS), Tổng giám đốc (Giám đốc). Trong mô hình này, việc tổ chức quản lý NHTMCP có sự phân công, phân nhiệm và giám sát giữa các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát ngân hàng. Mô hình này được đánh giá là mô hình quản lý phù hợp và hiệu quả đối với loại hình công ty đại chúng như là NHTMCP.

Thứ hai, pháp luật đã có những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số và đảm bảo tính khách quan, bảo vệ lợi ích tổng thể của ngân hàng thông qua quy định về số lượng, tiêu chuẩn thành viên độc lập và những vấn liên quan.

Thứ ba, pháp luật đã có những quy định cụ thể hơn về đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình hoạt động của ngân hàng, ngăn ngừa và góp phần hạn chế các xung đột lợi ích trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

Thứ tư, pháp luật đã có những quy định cụ thể về hoạt động của kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của NHTMCP. Đây cũng chính là đặc thù của NHTMCP so với các công ty đại chúng khác. Các quy định này nhằm cụ thể hóa các trụ cột của Basel II vào trong hoạt động của NHTMCP nói riêng và các TCTD nói chung.

Thứ năm, pháp luật đã có những định hướng cơ bản nội dung của đạo đức nghề nghiệp của những chủ thể trong thành viên BKS, kiểm toán viên nội bộ và cán bộ nhân viên của NHTMCP. Theo đó, về cơ bản khoản 1 Điều 67 Thông tư 13/2018/TT-NHNN của NHNN đã xác định những nội dung cơ bản cho quy tắc đạo đức nghề nghiệp của thành viên BKS, kiểm toán viên nội bộ trong NHTMCP. Trên cơ sở đó, bộ phận kiểm toán nội bộ của NHTMCP xây dựng để trình BKS ban hành, sửa đổi, bổ sung chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của thành viên BKS, kiểm toán viên nội bộ.

6. Kết luận quản trị ngân hàng thương mại.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về quản trị ngân hàng thương mại và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến quản trị ngân hàng thương mại. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về quản trị ngân hàng thương mại đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về quản trị ngân hàng thương mại vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (966 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo