Quản lý hiệu quả tài nguyên đất đai, góp phần phát triển kinh tế

Thời đại ngày nay, việc quản lý đất đai đang rất được quan tâm và chú trọng không chỉ riêng đối với cơ quan hành chính nhà nước mà còn với tất cả người dân trong xã hội. Quản lý đất đai hiệu quả sẽ giúp hoạt động sử dụng đất được diễn ra tốt hơn. Vậy, quản lý đất đai và kinh tế tài nguyên như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về quản lý đất đai và kinh tế tài nguyên.

T22b

1.Khái niệm quản lý đất đai

Trước khi tìm hiểu quản lý đất đai và kinh tế tài nguyên, chủ thể cần nắm được các thông tin liên quan đến quản lý đất đai.

Quản lý đất đai là quá trình sử dụng và phát triển đất trong khu vực nông thôn hoặc thành thị. Các hoạt động sử dụng tài nguyên đất nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau.

Nếu quá trình quản lý đất không tốt, kém hiệu quả sẽ rất dễ đến việc sử dụng sai mục đích hoặc bị  khai thác quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Thậm chí làm suy giảm năng suất và phá vỡ trạng thái cân bằng tự nhiên.

2.Quản lý đất đai và kinh tế tài nguyên

Quản lý đất đai và kinh tế tài nguyên cụ thể như sau:

Với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước “nắm chắc, quản chặt” quỹ đất đai thể hiện qua Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương và Luật đất đai sửa đổi trong thời gian tới. Làm sao để việc phân bổ tài nguyên đất đai cho các ngành kinh tế, xã hội, đảm bảo mục tiêu của quốc phòng, an ninh; tăng cường chỉ đạo, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thi hành pháp luật về đất đai; đánh giá tác động của các chính sách, pháp luật đất đai đối với phát triển kinh tế, xã hội và cộng đồng.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống dữ liệu đất đai, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai trên tất cả các lĩnh vực. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai thành một bộ phận của hệ thống dữ liệu quốc gia. Chuyển dần các hoạt động đăng ký, giao dịch trong lĩnh vực đất đai sang giao dịch điện tử. Tổ chức việc quảnlý, khai thác, vận hành có hiệu quả hệ thống thông tin đất đai. Cập nhật, chỉnh lý kịp thời các dữ liệu địa chính, điều tra cơ bản về đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất, thống kê, kiểm kê đất đai và các dữ liệu khác thuộc cơ sở dữ liệu đất đai.

Tập trung điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng và chất lượng tài nguyên đất đai toàn quốc, trong đó chú trọng việc điều tra các vùng đặc thù về thoái hóa, xâm nhập mặn, ngập úng, khô hạn, hoang mạc hóa, xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm đất phục vụ quản lý, sử dụng đất bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đổi mới phương pháp thực hiện và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ và theo chuyên đề nhằm cung cấp số liệu chính xác phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và phát triển kinh tế, xã hội.

Hoàn thiện hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới nội dung và phương pháp theo công nghệ tiên tiến trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lồng ghép với các yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại trong giám sát biến động tài nguyên đất đai và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, ưu tiên giám sát việc quản lý, sử dụng đất chuyên trồng lúa, đất rừng để góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và bảo vệ môi trường sinh thái.

Hoàn thiện hệ thống cơ chế tài chính về đất đai với các yêu cầu cụ thể như hệ thống định giá đất trở thành công cụ tài chính điều tiết các quan hệ đất đai và quản lý thị trường bất động sản. Xây dựng hệ thống phát triển quỹ đất bảo đảm phát triển và quản lý quỹ đất một cách chặt chẽ, hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

 

Kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực quản lý đất đai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo chức năng thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước. Có sự phân công, phân cấp rõ ràng, hoạt động có hiệu quả, đủ năng lực thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước và các dịch vụ công về đất đai. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ ngang tầm trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới.

3.Nguyên tắc quản lý đất đai

Nguyên tắc quản lý đất đai cũng là một trong những nội dung cần thiết khi tìm hiểu quản lý đất đai và kinh tế tài nguyên.

Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lí đất đai theo quy hoạch và pháp luật

Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 54, Hiến pháp năm 2013 và tại Chương 2 của Luật đất đai năm 2013 thể hiện chức năng của Nhà nước XHCN là người quản lí mọi mặt đời sống kinh tê-xã hội, trong đó có quản lí đất đai. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai, là người xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch sử dụng đất và phê duyệt các chương trình quốc gia về sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên. Một điều rất hiển nhiên là dù nguồn tài nguyên có phong phú, đa dạng đến đâu thì nó vẫn không phải là vô tận mà là đại lượng hữu hạn. Trong khi đó, nhu cầu của xã hội trong việc sử dung đất đai không có xu giảm mà ngày càng tăng.

Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp

Việt Nam là nước có bình quân đầu người về đất nông nghiệp thuộc loại thấp trên thế giới. Trong khi bình quân chung của thế giới là 4000 m/người thì ở Việt Nam chỉ khoảng 1000 m/người. Là một nước còn chậm phát triển với hơn 70% dân số còn tập trung ở khu vực nông thôn, đất đai là điều kiện sống còn của một bộ phận lớn dân cư. Vì vậy, để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội thì vấn đề bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Từ trước tới nay, các quy định của pháp luật đất đai và các chính sách về nông nghiệp luôn dành sự ưu tiên đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Để bảo vệ và mở rộng vốn đất nông nghiệp cần phải xuất phát từ hai phương diện.

 

 

 

Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lí và tiết kiệm

Việt Nam tuy vốn đất không lớn, song nhìn vào cơ cấu sử dụng đất hiện nay, khi mà đất chưa sử dụng còn chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên thì có thể nhận xét rằng, chúng ta còn rất lãng phí trong việc khai thác, sử dụng tiềm năng đất đai. Vì vậy, với quá trình phát triển của đất nước, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần đi trước một bước tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách hợp lí và tiết kiệm.

Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bỗ đất đai

Đất đai tự nhiên dưới bản tay lao động và sáng tạo của con người sẽ tạo ra những sản phẩm quan trọng trong đời sống và mảnh đất đó thực sự có giá trị. Nếu so sánh với một mảnh đất không có lao động kết tinh của con người thì mảnh đất đó là hàng hóa không có giá trị. Tuy nhiên, đất đai có đời sống sinh học riêng của nó. Nếu con người tác động với thái độ làm chủ, vừa biết khai thác, vừa cải tạo nó thì đất đai luôn mang lại hiệu quả kết tinh trong sản phẩm lao động của con người. Ngược lại, nếu con người bạc đãi thiên nhiên, tác động vào nó với một cách thiếu ý thức thì kết quả mang lại cho chúng ta nhiều tiêu cực. Vì vậy, việc giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên đất nhắc nhở con người biết khai thác nhưng cũng thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai vì mục tiêu trước mắt và lợi ích lâu dài.

Những vấn đề có liên quan đến quản lý đất đai và kinh tế tài nguyên và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về quản lý đất đai và kinh tế tài nguyên sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ rang hơn.

Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến quản lý đất đai và kinh tế tài nguyên cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.

Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo