Quản lý đất đai là gì?
1. Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Tại Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện quản lý.
Vậy quản lý đất đai là gì? Đặc điểm của quản lý đất đai là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.
2. Quản lý đất đai là gì?
- Đất đai là khoảng không gian trải dài vô tận từ trung tâm trái đất đến vô cực trên bầu trời.
- Quản lý đất đai là quá trình sử dụng và phát triển đất trong khu vực nông thôn hoặc thành thị. Các hoạt động sử dụng tài nguyên đất nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
- Quản lý đất đai có vai trò vô cùng quan trọng, nếu quá trình quản lý đất không tốt, kém hiệu quả sẽ rất dễ đến việc sử dụng sai mục đích hoặc bị khai thác quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, làm suy giảm năng suất và phá vỡ trạng thái cân bằng vốn có của tự nhiên.
3. Đặc điểm của quản lý đất đai là gì?
- Tính chất đặc biệt của tài nguyên đất
Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Đất không thể tự sản sinh thêm vì nó là nguồn tài nguyên từ tự nhiên, do đó nhà nước cần cí những chính sách quản lý, sử dụng đất đai một cách hợp lý.”
- Vấn đề định giá đất
Pháp luật đã đưa ra nhiều quy định, chính sách, nguyên tắc để đánh giá và định giá đất.
Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các địa phương đang gặp phải những khó khăn trong việc xác định giá đất ở các khu vực giáp ranh giữa thành thị và thông thôn, giữa nội thành và ngoại thành.
4. Nội dung quản lý nhà nước về quản lý đất đai là gì?
Theo quy định tại Nghị định 45/2013/QH13 thì nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
5. Một số khó khăn trong quản lý đất đai là gì?
Hoạt động kinh doanh bất động sản tại Việt Nam ngày càng phổ biến nhưng hoạt động quản lý đất đai vẫn còn nhiều vướng mắc gây khó khăn, trở ngại trong quá trình mua bán, chuyển nhượng cho các cá nhân lẫn doanh nghiệp.
Những khó khăn này thể hiện ở sự hạn chế của đội ngũ quản lý:
- Tính cục bộ trong quản lý đất đai
- Hoạt động quản lý đất đai thiếu thông thoáng
- Thiếu cương quyết trong xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về quản lý đất đai là gì cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến quản lý đất đai là gì. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về quản lý đất đai là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận