Quy định pháp luật về quản lý đăng ký giấy phép kinh doanh (Cập nhật 2022)

Quản lý đăng ký giấy phép kinh doanh là một trong những hoạt động cơ bản của nhà nước trong quá trình điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp và ngành, nghề mà các doanh nghiệp này thực hiện kinh doanh. Hiện nay, những quy định pháp luật về quản lý đăng ký giấy phép kinh doanh được quy định rất cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hãy cùng ACC Group tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây.

giay-phep-kinh-doanh-dich-vu-quang-cao-1

Quy định pháp luật về quản lý đăng ký giấy phép kinh doanh (Cập nhật 2022)

1. Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh (GPKD) thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đây là loại giấy được cấp cho doanh nghiệp khi kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, để đảm bảo duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh (theo khoản 1, điều 8 Luật doanh nghiệp). Điều kiện kinh doanh là những yêu cầu mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng được thể hiện qua giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, yêu cầu về vốn pháp định, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và các yêu cầu khác.

2. Bản chất của giấy phép kinh doanh?

- Là sự cấp phép được quyền hoạt động được quyết định bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Là cơ chế đề nghị - cấp, chứ không phải xin phép - cho phép.

- Là khi đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện kinh doanh, công dân sẽ có quyền kinh doanh.

3.  Ý nghĩa của giấy phép kinh doanh?

Các thủ tục hành chính mà nhà nước yêu cầu các cơ sở kinh doanh bắt buộc phải thực hiện để quản lý các công việc kinh doanh tại cơ sỏ kinh doanh đó. HÌnh thức kinh doanh đó chỉ được xem xét là hợp pháp với điều kiện và đáp ứng các yêu cầu để được cấp giấy phép kinh doanh.

4. Cơ quan quản lý đăng ký giấy phép kinh doanh?

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được đăng ký tại phòng đăng ký đầu tư Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể được đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân cấp quận/huyện.

- Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được cấp bởi chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các cơ quan ủy quyền. Cục an toàn thực phẩm là cơ quan thẩm quyền có quyền xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy được đăng ký tại Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy sở tại.

- Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự được cấp bởi cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an ninh xã hội.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện dành cho phòng khám được cấp bởi cơ quan cấp sở y tế tỉnh/thành phố.

- Giấy phép sản xuất thuốc thú y được đăng ký và cấp tại Cục thú y.

- Các loại giấy phép hoạt động dành cho trung tâm tin học hay ngoại ngữ đều được cấp tại sở giáo dục tỉnh/thành phố.

- Giấy phép dành cho cơ sở dạy nghề được cấp tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh/thành phố.

- Giấy phép đăng ký kinh doanh xuất khẩu, rượu, bán lẻ rượu, tổ chức bán hàng mạng lưới đa cấp đều được cấp phép tại Sở công thương tỉnh/thành phố.

- Giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hay giấy phép khuyến mãi theo chương trình đều được cấp tại Sở công thương tỉnh/thành phố.

- Loại giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động được cấp bởi sở lao động thương binh và xã hội tỉnh/thành phố.

- Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa là những loại giấy phép được cấp tại sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh/thành phố.

5. Đối tượng được cơ quan quản lý đăng ký giấy phép kinh doanh cấp giấy phép kinh doanh?

- Tổ chức doanh nghiệp trong nước kinh doanh có điều kiện. Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như:

+ Phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh quán cà phê, thực phẩm, nhà hàng.

+ Yêu cầu giấy phép bán rượu đối với các đại lý bán lẻ rượu.

+ Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác.

- Tổ chức kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài. Theo khoản 1 điều 5 quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP, giấy phép kinh doanh sẽ được cấp cho các tổ chức kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:

+ Thực hiện quyền phân phối bán lẻ các vật phẩm đã ghi hình (tạp chí, sách, báo); hàng hóa (gạo, đường).

+ Thực hiện quyền phân phối kinh doanh, nhập khẩu các hàng hóa như: dầu mỡ, bôi trơn.

+ Cho thuê hàng hóa (trừ cho thuê tài chính, trang thiết bị xây dựng có người vận hành).

+ Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại (trừ các loại hình dịch vụ quảng cáo).

+ Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ đấu thầu các mặt hàng hóa và dịch vụ.

+ Cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu (không tính các phân ngành dịch vụ mà nước ta cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế có Việt Nam là thành viên).

Nói tóm lại, qua bài viết trên, ACC Group đã cung cấp tới các quý khách hàng những thông tin cơ bản về quản lý đăng ký giấy phép kinh doanh. Kính mong quý khách hàng đón đọc và ủng hộ bài viết của ACC Group.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo