Trong mỗi bộ máy cũng như hệ thống, quản lí là vị trí đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho việc vận hành cũng như hoạt động của hệ thống được trơn tru, thành công. Vậy quản lí là gì mà có vai trò quan trọng như vậy? Hãy cùng ACC tìm hiểu rõ hơn về vị trí này.
1. Quản lí là gì
Hiện nay, theo quy định pháp luật, vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể về quản lí là gì. Tuy nhiên, theo Từ điển tiếng Việt, với định nghĩa của quản lí là gì, có thể hiểu, Quản lý là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực.
Thuật ngữ "quản lý" cũng có thể chỉ những người quản lý một tổ chức.
2. Các cấp quản lý
Hiện nay, tùy từng tổ chức, doanh nghiệp khác nhau mà hệ thống quản lí có thể chia thành nhiều cấp bậc khác nhau, tuy nhiên, các cấp quản lý thông thường sẽ bao gồm các cấp sau:
- Quản lý cao cấp:
Yêu cầu một nguồn kiến thức rộng rãi về các vai trò và kỹ năng quản lý.
Có nhận thức tốt về các yếu tố ngoại cảnh có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường.
Các quyết định của các nhà quản lý cao cấp thường mang tính dài hạn.
Quyết định của các nhà quản lý cao cấp phải dựa trên các quá trình phân tích, chỉ đạo, các nghiên cứu liên quan tới nhận thức, hành vi, mức độ tham gia hoạt động kinh doanh của các nhân viên.
Có trách nhiệm với các quyết định mang tính chiến lược.
Có khả năng vạch ra các kế hoạch làm việc hiệu quả cho doanh nghiệp.
Về mặt bản chất, nhà quản lý cao cấp chính là người điều hành cả doanh nghiệp.
- Quản lý trung cấp:
Nhà quản lý trung cấp cần có một nguồn kiến thức chuyên ngành về một số nhiệm vụ quản lý.
Có trách nhiệm về việc thực hiện các quyết định của quản lý cấp cao.
- Quản lý hạ cấp:
Cấp quản lý này có nhiệm vụ đảm bảo các kế hoạch và quyết định cúa hai cấp quản lý cao hơn được thực hiện.
Các quyết định của quản lý cấp này chỉ mang tính thời vụ (ngắn kỳ).
3. Vai trò của quản lý
Vai trò của một quản lý có thể bao gồm một số vai trò chính như sau:
3.1 Vai trò giao tiếp, quan hệ
Đối với bên ngoài là đại diện cho tập thể mà người đó quản lý.
Đối với bên trong là lãnh đạo, liên kết mọi người để hoàn thành mục tiêu chung
3.2 Vai trò thông tin
Thu thập thông tin từ cấp dưới
Phổ biến thông tin từ cấp trên
Cung cấp thông tin cho bên ngoà
3.3 Vai trò quyết định
Đây là vai trò quan trọng nhất của người quản lý. Nhà quản lý là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.
Mong rằng sau khi đã theo dõi bài viết, quý độc giả đã có thể nắm rõ hơn về quản lí là gì cũng như tầm quan trọng của vị trí này. Bên cạnh việc tìm hiểu quản lí là gì, quý độc giả có thể tìm hiểu thêm về khái niệm nội vụ là gì tại đây
✅ Kiến thức: | ⭕ Quản lý là gì |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận