Quan hệ xã hội là một khái niệm vô cùng quen thuộc, bởi trong cuộc sống hằng ngày con người luôn tham gia các quan hệ rất đa dạng và phong phú trong các lĩnh vực khác nhau. Vậy, quan hệ xã hội là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của ACC.
1. Quan hệ xã hội là gì?
Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người phát sinh trong quá trình con người hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, đó là quá trình sản xuất và phân phối của cải vật chất, quá trình thỏa mãn các nhu cầu văn hóa, tinh thần cũng như trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội. Bao gồm: quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần.
Quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội. Những tương tác này không phải là ngẫu nhiên, mà thường phải có mục đích, có hoạch định. Những tương tác này phải có xu hướng lặp lại, ổn định và tạo lập ra một mô hình tương tác.
Nói cách khác, các chủ thể hành động trong mô hình tương tác này phải đạt được một mức độ tự động hóa nhất định nào đó. Tức là, họ thực hiện gần như không có ý thức, như thói quen. Hai cá nhân ngẫu nhiên gặp nhau ở sân bay, nhà hàng hoặc rạp hát… dù có chào hỏi, trao đổi, trò chuyện thì giữa họ chưa thể coi là có mối quan hệ xã hội.
Nếu như ở những lần gặp gỡ sau các cá nhân đó lại tiếp tục sự giao tiếp và phối hợp hành động, thì giữa họ có thể coi là có mối quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là quan hệ bền vững, ổn định của các chủ thể hành động. Các quan hệ này được hình thành trên những tương tác xã hội ổn định, có tính lặp lại… Các tương tác này còn có thể mang những đặc trưng khác nữa và qua đó tạo ra các loại quan hệ xã hội khác nhau.
2. Phân loại quan hệ xã hội
Thứ nhất: Ở cấp độ vĩ mô
Quan hệ xã hội sẽ được phân loại như sau:
+ Nhóm xã hội
+ Toàn bộ xã hội.
+ Các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong các quan hệ đó có tác động lẫn nhau, và quan hệ kinh tế đóng vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng quyết định đến chính trị, văn hóa và xã hội.
Thứ hai: Ở cấp độ vi mô
Ở cấp độ vi mô thường dùng để phân loại quan hệ xã hội của cá nhân, bao gồm:
Quan hệ giữa bạn bè với bạn bè, nó giúp cho chúng ta hiểu nhau hơn và nó giúp chúng ta tìm ra được những điểm chung của nhau, từ đó đi đến những tình bạn tốt đẹp có thể gắn kết với chúng ta cả đời.
Quan hệ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp trong cùng một công ty hoặc cùng một ngành nghề. Nó sẽ giúp bạn giải tỏa những khúc mắc trong công việc, cùng bạn hoàn thành nó một cách xuất sắc.
Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, quan hệ này sẽ giúp bạn trao đổi công việc dễ dàng hơn và tạo cho chúng ta cảm thấy thoải mái không có sự phân biệt giữa các cấp, tạo niềm tin cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh.
Quan hệ xã hội của các cá nhân tạo thành một bộ phận khá quan trọng của toàn bộ quan hệ xã hội. Mọi quan hệ giữa các cá nhân được thiết lập nhờ những tương tác xã hội có tính chuẩn mực, ổn định, đều là những quan hệ xã hội.
Trong xã hội hiện tại có vô vàn các mối quan hệ, mối quan hệ nào cũng đều mang lại một lợi nhất định cho chúng ta. Chính vì vậy, hãy cố gắng tạo dựng nhiều mối quan hệ tốt và mật thiết nó sẽ mang lại những lợi ích riêng cho chúng ta trong cuộc sống cũng như trong công việc.
3. Vai trò của quan hệ xã hội
– Đối với cá nhân
Quan hệ xã hội giúp các cá nhân trong xã hội có sự kết nối, tương tác, học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau đem đến những điều thú vị trong cuộc sống. Khi bạn có vòng tròn bạn bè những người bạn đánh giá cao về bạn các tương tác xã hội trở nên rất thú vị. Đó là cách tương tác với người khác làm tăng thêm sự thú vị và niềm vui cho cuộc sống.
– Đối với tổ chức
Có được quan hệ xã hội tốt giúp tổ chức xây dựng và duy trì hình ảnh, uy tín cũng như sự phát triển của tổ chức; Xây dựng và quảng bá thương hiệu đối với cộng đồng; Khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên/thành viên tích cực làm việc, đóng góp vì quyền lợi của tập thể.
Vai trò của quan hệ xã hội không chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy quá trình hoàn thiện của 1 cá nhân ,1 tổ chức, giúp dễ dàng hòa nhập vào vòng quay công nghiệp hóa- hiện đại hóa hiện nay mà còn góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế- chính trị – xã hội của đất nước.
– Đối với các lĩnh vực xã hội
Về văn hóa, quan hệ xã hội giúp tạo sự khăng khít trong xã hội, tạo nên sự giao lưu về văn hóa cũng như kinh tế của các quốc gia trong xã hội, tiếp thu những nền văn hóa tiến bộ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tạo sự hội nhập giữa các quốc gia trên thế giới.
Về lĩnh vực kinh tế: Nền kinh tế được giao lưu, công nghệ khoa học tiến bộ, các công cụ sản xuất tiên tiến được áp dụng trong các ngành công nghiệp, giao lưu trao đổi buôn bán giữa các nước làm cho xã hội ngày thêm lớn mạnh, cuộc sống người dân ngày càng cải thiện.
Về lĩnh vực chính trị: Quan hệ xã hội không phải là các quốc gia can thiệp vào chính trị của nhau mà là tạo sự hội nhập, tôn trọng lợi ích của nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức để bảo vệ an ninh, hòa bình của thế giới.
Trên đây là nội dung tư vấn của ACC liên quan tới Quan hệ xã hội là gì?. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được tư vấn về các dịch vụ pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận