Quan hệ sở hữu là gì? Các yếu tố cấu thành quan hệ sở hữu

Quan hệ sở hữu là gì? Các yếu tố cấu thành quan hệ sở hữu được quy định như thế nào? Qua bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ giới thiệu cho bạn đọc thông tin chi tiết về vấn đề này để bạn có thể hiểu rõ hơn nhé.

Quan Hệ Sở Hữu Là Gì

1. Quan hệ sở hữu là gì?

Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếm hữu các của cải vật chất trong một chế độ xã hội nhất định. Quan hệ sở hữu có ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với vật, tài sản.

2. Điều kiện để trở thành chủ thể của quan hệ sở hữu

Để trở thành chủ sở hữu, trong một số trường hợp pháp luật dân sự quy đinh phải có những điều kiện nhất định. Đối với cá nhân, để trở thành chủ sở hữu phải có năng lực pháp luật dân sự và trong một số trường hợp phải có năng lực hành vi dân sự.

Tuy nhiên,có những tài sản BLDS quy định chỉ thuộc quyền sở hữu của những chủ thể riêng biệt như: Điều 197 BLDS quy định: Tài sản thuộc sở hữu toàn dân bao gồm Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác Ví dụ: Không được xâm phạm trực tiếp hoặc gián tiếp đến các quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Người thuê nhà không được tự ý sửa chữa hoặc làm thay đổi kiến tróc nhà khi chủ sở hữu chưa đồng ý. Nếu bên thuê nhà vi phạm có thể bị bên cho thuê nhà đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy đinh tại khoản 2 Điều 480 BLDS.

Do tính chất và đặc trưng của quan hệ sở hữu nên một bên chủ thể luôn được xác định và có các quyền năng chiếm hữu ,sử dụng, đinh đoạt tài sản của mình còn chủ thể phía bên kia là tất cả những thành viên trong xã hội .Những thành viên này chưa được xác định cụ thể nhưng họ có nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền năng của chủ sở hữu. Nghĩa vụ này được thể hiện ở việc không được xâm phạm đến các quyền của chủ sở hữu dưới dạng hành động hoặc không hành động.

3. Yếu tố cấu thành quan hệ sở hữu

Quan hệ sở hữu có ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với vật, tài sản.

  • Quyền chiếm hữu là Quyền của một chủ thể pháp luật được nắm giữ, quản lí tài sản trên thực tế hoặc danh nghĩa pháp lí theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
  • Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Quyền sử dụng tài sản là quyền khai thác công dụng và những lợi ích vật chất của tài sản, nhưng không phải chỉ thực hiện theo ý chí của chủ sở hữu, mà bị giới hạn trong một phạm vi nhất định. Pháp luật dân sự cho phép chủ sở hữu có thể tùy nghi sử dụng tài sản để khai thác công dụng, tính năng của tài sản, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
  • Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

3. Câu hỏi thường gặp

1. Khách thể của quan hệ sở hữu là gì?

Khách thể là một trong ba yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. Nó có thể là đối tượng của thế giới vật chất hoặc là kết quả những hoạt động sáng tạo tinh thần (trí tuệ).

2. Có bao nhiêu loại chiếm hữu?

Pháp luật quy định có các loại chiếm hữu sau: chiếm hữu ngay tình, chiếm hữu không ngay tình, chiếm hữu liên tục, chiếm hữu công khai.

3. Người không phải là chủ sở hữu thì có quyền sử dụng khi nào?

Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

 

>> Xem thêm: Sở hữu là gì?

Trên đây là toàn bộ nội dung về "Quan hệ sở hữu là gì? Các yếu tố cấu thành quan hệ sở hữu” mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo