Hệ thống cấp bậc quân hàm trong hải quan Việt Nam

Hiện nay, có thể thấy rằng các hoạt động xuất nhập khẩu, hợp tác quốc tế giữa các quốc gia cũng đang dần được mở rộng hơn về quy mô và phạm vi hoạt động. Theo đó, hoạt động hải quan là một hoạt động được coi là một hoạt động có vai trò rất quan trọng ở Việt Nam, vì đây là hoat động nhằm kiểm soát và bảo vệ, đảm bảo hàng hóa, phương tiện vận tài được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới. Như vậy, lực lượng hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động hải quan này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc về Hệ thống cấp bậc quân hàm trong hải quan Việt Nam.

Hệ thống cấp bậc quân hàm trong hải quan Việt Nam
Hệ thống cấp bậc quân hàm trong hải quan Việt Nam

1. Hệ thống tổ chức của hải quan Việt Nam

Theo điều 14 Luật Hải quan, hệ thống tổ chức của hải quan Việt Nam bao gồm:

Một là, Tổng cục Hải quan.  Đây là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục hải quan mang tính chất tổng quát và mang tính dẫn dắt, điều hành nhiều hơn, gắn bó mật thiết với Bộ tài chính như trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; văn bản theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan….

Hai là, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục hải quan là hoạt động áp dụng pháp luật và thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để thực hiện hoạt động hải quan, ví dụ:

- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện các quy định của pháp luật về hải quan trên địa bàn, gồm:

- Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.

- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa và các chất ma túy qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, phòng, chống vận chuyển trái phép hàng hóa và các chất ma túy qua biên giới, ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

Ba là, Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.

Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương là một phần trong cơ cấu hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam, thuộc cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan. Số lượng chi cục, Đội kiểm soát ở tỉnh cũng có thể có sự khác nhau, tùy thuộc vào  khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đặc thù, điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa bàn.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục hải quan được pháp luật trao cho khá chi tiết, việc thực hiện hoạt động hải quan thông qua các cơ quan này thực sự đạt hiệu quả vì phân bố vùng nhỏ, dễ quản lý đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, cụ thể:

- Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh; hành lý, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan. Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.

- Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực hiện việc ấn định thuế, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế; đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.

- Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý.

2. Các cấp bậc quân hàm trong Hải quan Việt Nam

Các cấp bậc quân hàm trong Hải quan Việt Nam bao gồm:

1. Lãnh đạo tổng cục: gồm Tổng cục trưởng và Phó Tổng cục trưởng.

2. Lãnh đạo cấp vụ, cục và tương đương: gồm Vụ trưởng, Cục trưởng, Phó Vụ trưởng và Phó Cục trưởng.

3. Lãnh đạo cấp chi cục, đội và tương đương thuộc các vụ, cục: gồm Chi cục trưởng và Phó Chi cục trưởng.

4. Lãnh đạo cấp tổ, đội và tương đương thuộc chi cục: gồm Tổ trưởng, Đội trưởng, Phó Tổ trưởng, Phó Đội trưởng.

5. Các công chức không giữ chức vụ lãnh đạo

he-thong-cap-bac-quan-ham-trong-hai-quan-viet-nam

Hệ thống cấp bậc quân hàm trong hải quan Việt Nam

3. Quy định về cấp hiệu hải quan

Theo Điều 10 Nghị định số 02/2021/NĐ-CP, quy định về cấp hiệu hải quan như sau:

Đối với Cấp hiệu hải quan sử dụng cho trang phục xuân - hè, thu - đông và lễ phục

- Nền cấp hiệu: Bằng vải, dệt nổi hoa văn, hình chữ nhật, một đầu vát nhọn cân, có kích thước rộng 48 mm, dài 120 mm, độ chếch đầu nhọn 18 mm, nền cấp hiệu màu xanh đen. Riêng lãnh đạo Tổng cục sử dụng nền cấp hiệu màu vàng cam, bọc viền màu đỏ các cạnh nền cấp hiệu.

- Cúc cấp hiệu: Có hình nổi ngôi sao 05 cánh ở giữa hai bông lúa, được gắn ở đầu nhọn của nền cấp hiệu.

+ Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo: Sử dụng cúc màu vàng.

+ Công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo: Sử dụng cúc màu bạc.

- Biểu tượng hải quan rút gọn: Hình lồng chìa khóa, mỏ neo, cánh én.

+ Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo: Sử dụng biểu tượng màu vàng.

+Công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo: Sử dụng biểu tượng màu bạc.

- Sao cấp hiệu: Màu vàng, vân nổi. Sao được gắn thành một hàng thẳng dọc ở giữa cấp hiệu, nằm giữa biểu tượng và cúc cấp hiệu.
+ Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp trưởng: 02 sao.
+ Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phó: 01 sao.
+ Công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo không gắn sao cấp hiệu.

- Vạch cấp hiệu: Gắn ở phần đầu vuông của nền cấp hiệu.

+ Lãnh đạo Tổng cục Hải quan: 03 vạch ngang màu vàng.

+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp Cục, Vụ và các chức vụ tương đương: 03 vạch ngang màu vàng.

+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp Chi cục, Đội kiểm soát hải quan và các chức vụ tương đương: 02 vạch ngang màu vàng.

+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp Tổ, Đội thuộc Chi cục; cấp Tổ thuộc Đội Kiểm soát hải quan và các chức vụ tương đương: 01 vạch ngang màu vàng.

+ Công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo sử dụng vạch màu bạc gồm: Kiểm tra viên cao cấp hải quan và tương đương 03 vạch ngang; Kiểm tra viên chính hải quan và tương đương 02 vạch ngang; Kiểm tra viên hải quan và tương đương 01 vạch ngang; Kiểm tra viên trung cấp hải quan và tương đương 02 vạch hình chữ "V" nằm ngang; Nhân viên hải quan và tương đương 01 vạch hình chữ "V" nằm ngang.

+ Công chức, viên chức tập sự: Không gắn vạch cấp hiệu.

Đối với Cấp hiệu hải quan sử dụng cho trang phục chống buôn lậu

- Nền cấp hiệu: Màu xanh đen, bằng vải, hình chữ nhật, chiều rộng 48 mm, chiều dài 100 mm.

- Sao cấp hiệu: Sao thêu nổi. Sao được gắn thành một hàng thẳng dọc ở giữa cấp hiệu.

- Vạch cấp hiệu: Thêu nổi, gắn ở phần cuối của nền cấp hiệu.

- Biểu tượng hải quan rút gọn: Hình lồng chìa khóa, mỏ neo, cánh én thêu nổi.

- Quy định cụ thể về biểu tượng, sao, vạch như cấp hiệu của trang phục xuân - hè, thu - đông và lễ phục tại khoản 1 Điều này.

Trên đây là các nội dung có liên quan đến Hệ thống cấp bậc quân hàm trong hải quan Việt Nam. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo