Hệ thống quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam được quy định cấp Tướng có 4 bậc là Đại tướng; Thượng tướng, Đô đốc hải quân; Trung tướng, Phó đô đốc hải quân; Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc hải quân. Vậy Đại tướng là gì? Để tìm hiểu ACC mời bạn tham khảo bài viết Quân hàm Đại tướng là gì?
Quân hàm Đại tướng là gì?
1. Quân hàm Đại tướng là gì?
Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam là một tướng lĩnh cấp cao, có cấp bậc sĩ quan cao nhất trong hệ thống Quân hàm Quân đội nhân dân Việt Nam với cấp hiệu 4 ngôi sao vàng.
Theo quy định hiện hành, theo Điều 88 Hiến pháp Việt Nam 2013, quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam do Chủ tịch nước, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia quyết định phong cấp.
Quân hàm Đại tướng chỉ được phong cho các sĩ quan cấp cao nắm giữ các chức vụ: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Ngoại lệ có:
- Hoàng Văn Thái được phong năm 1980 khi đang là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó Tổng Tham mưu trưởng dù ông là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên từ 1945–1954 và quyền Tổng Tham mưu trưởng một thời gian ngắn 1954 và năm 1974).
- Lê Đức Anh năm 1984 khi đang là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.
Tính đến ngày 12 tháng 7 năm 2021, Quân đội nhân dân Việt Nam đã có 16 quân nhân được phong quân hàm Đại tướng.
Có 2 quân nhân được phong thẳng quân hàm Đại tướng không qua các cấp trung gian là: Võ Nguyên Giáp (1948) và Nguyễn Chí Thanh (1959).
Hiện tại có 2 Đại tướng Quân đội giữ quân hàm hiện đang công tác là Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Lịch sử hình thành quân hàm Đại tướng
Theo sắc lệnh số 33 ngày 22 tháng 3 năm 1946 do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký, cấp bậc Đại tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam được quy định lần đầu tiên với cấp hiệu cầu vai 3 sao vàng trên nền đỏ. Tuy nhiên, tại thời điểm đó chưa có quân nhân được phong quân hàm này. Mãi đến ngày 20 tháng 1 năm 1948, Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên được phong quân hàm này.
Quân hàm Đại tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1958
Cấp bậc Đại tướng một lần nữa được quy định lại với Luật Quy định chế độ phục vụ của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 31 tháng 5 năm 1958[2]. Và Nghị định 307-TTg ngày 20 tháng 6 năm 1958 cũng quy định quân hàm Đại tướng mang 4 ngôi sao vàng trên cấp hiệu. Và ngày 31 tháng 8 năm 1959, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh là người thứ 2 được thụ phong quân hàm Đại tướng.
3. Danh sách các Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
STT | Hình | Họ và tên | Năm sinh - Năm mất | Năm được phong | Chức vụ cao nhất | Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | Võ Nguyên Giáp | 1911–2013 | 1948[3] |
|
|
|
2 | Nguyễn Chí Thanh | 1914–1967 | 1959[4] |
|
|
|
3 | Văn Tiến Dũng | 1917–2002 | 1974[5] |
|
|
|
4 | Hoàng Văn Thái | 1915–1986 | 1980 |
|
|
|
5 | Chu Huy Mân | 1913–2006 |
|
|
||
6 | Lê Trọng Tấn | 1914–1986 | 1984 |
|
|
|
7 | Lê Đức Anh | 1920–2019 |
|
|
||
8 | Nguyễn Quyết | 1922– | 1990 |
|
|
|
9 | Đoàn Khuê | 1923–1999 |
|
|
||
10 | Phạm Văn Trà | 1935– | 2003 |
|
|
|
11 | Lê Văn Dũng | 1945– | 2007[6] |
|
|
|
12 | Phùng Quang Thanh | 1949–2021 |
|
|
||
13 | Đỗ Bá Tỵ | 1954– | 2015[7] |
|
|
|
14 | Ngô Xuân Lịch | 1954– |
|
|
||
15 | Lương Cường | 1957– | 2019[8] |
|
|
|
16 | Phan Văn Giang | 1960– | 2021[9] |
|
|
Trên đây là bài viết Quân hàm Đại tướng là gì? Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận