Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào?

Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, hoạt động, phục vụ và sẵn sàng chiến đấu cho sự độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc, lợi ích của nhân dân. Vậy quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào?

Quan Doi Nhan Dan Viet Nam Bao Gom

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào?

1. Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.

Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.

Khẩu hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là:

“Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

2. Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, có lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên.

– Bộ đội chủ lực là thành phần nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng cơ động của các quân đoàn, quân chủng, binh chủng, bộ đội chủ lực của quân khu và bộ đội chuyên môn kỹ thuật.

– Bộ đội địa phương là lực lượng cơ động tác chiến chủ yếu trên địa bàn địa phương, cùng với dân quân tự vệ làm nòng cốt của chiến tranh nhân dân tại địa phương, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) trực thuộc trung ương và Ban chỉ huy quân sự huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

– Bộ đội Biên phòng Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

Các lực lượng trên được tổ chức thành các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường theo một hệ thống thống nhất, chặt chẽ, nghiêm ngặt từ toàn quân đến cơ sở.

3. Công tác xây dựng quân đội nhân dân

Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu;

Một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.

(Khoản 3 Điều 25 Luật Quốc Phòng 2018)

4. Chỉ huy Quân đội nhân dân

- Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ có hệ thống chỉ huy được tổ chức theo quy định của pháp luật.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ.

- Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.

(Điều 28 Luật Quốc Phòng 2018)

5. Chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam

Theo quy định tại Điều 25 của Luật quốc phòng thì Quân đội nhân dân có chức năng và nhiệm vụ sau:

– Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

Lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

– Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.

– Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thực hiện chức năng cơ bản là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi quốc gia của đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại cần thiết, thực hiện huấn luyện thường xuyên, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Thực hiện chức năng là một đội quân công tác, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân. Là một trong các lực lượng nòng cốt tham gia công tác vận động quần chúng, các đơn vị quân đội đã tích cực thực hiện công tác dân vận.

6. Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan quân đội nhân dân

Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:

- Cấp Uý có bốn bậc:

+ Thiếu uý;

+ Trung uý;

+ Thượng uý;

+ Đại uý.

- Cấp Tá có bốn bậc:

+ Thiếu tá;

+ Trung tá;

+ Thượng tá;

+ Đại tá.

- Cấp Tướng có bốn bậc:

+ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;

+ Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;

+ Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;

+ Đại tướng.

(Điều 10 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (sửa đổi 2008, 2014))

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Phù hiệu của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo