Có thể bạn đã biết hoặc chưa thì phân biệt giá là một chiến lược kinh tế quen thuộc, xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhiều ngành công nghiệp, chẳng hạn như ngành hàng không, giải trí và ngành dược phẩm,... đều sử dụng các chiến lược phân biệt giá. Vậy phân biệt giá (Price Discrimination) là gì? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Công ty luật ACC để tìm câu trả lời
1. Phân biệt giá (Price Discrimination) là gì?
Phân biệt giá (Price Discrimination) là chiến lược định giá sản phẩm hay dịch vụ với các mức giá khác nhau tùy theo thời điểm, đặc điểm khách hàng, sản phẩm hay vị trí. Doanh nghiệp thực hiện việc định giá phân biệt khi bán một sản phẩm hay dịch vụ với hai hay nhiều mức giá, mà những mức giá này không phản ánh sự khác biệt tương ứng về chi phí.
Phân biệt giá xuất hiện phổ biến trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, ví dụ phát hành phiếu giảm giá, áp dụng chiết khấu cụ thể (ví dụ: giảm giá theo độ tuổi) và triển khai các chương trình khách hàng thân thiết… Một ví dụ khác về phân biệt giá có thể được nhìn thấy trong ngành hàng không. Khách hàng mua vé máy bay trước vài tháng thường trả ít hơn so với việc mua vào phút cuối. Khi nhu cầu về một chuyến bay cao, các hãng hàng không sẽ tăng giá vé để đáp ứng. Tương tự với các hãng xe công nghệ Grab, Bee… có những mức giá khác nhau tùy theo thời gian thấp điểm hay cao điểm; rạp chiếu phim có những khung giá khác nhau cho đối tượng khán giả khác nhau; viện bảo tàng có giá vé ưu đãi cho người địa phương hơn người nước ngoài…Rạp chiếu phim CGV, Lotte có nhiều khung giá khác nhau cho nhiều đối tượng như trẻ em, sinh viên, người lớn hay sự chênh lệch giá ở giữa tuần và cuối tuần.
Có thể thấy rằng, để có thể đưa ra nhiều mức giá khác nhau, thương hiệu cần xác định vào khả năng chi trả của mỗi đối tượng mục tiêu bằng phương pháp phân khúc thị trường.
2. Một số cách phân biệt giá
2.1 Phân biệt giá theo dòng và hỗn hợp hàng hóa
- Phân biệt giá cho chủng loại hàng hóa
- Phân biệt giá cho các chủng loại hàng hóa trong một dòng tức là định giá cho những sản phẩm có cùng một chức năng tương tự, được bán cho cùng một nhóm khách hàng nhưng khác nhau về chất lượng hoặc kiểu dáng, mẫu mã.
- Mức chênh lệch giá giữa các chủng loại trong dòng sản phẩm thường dựa vào sự cảm nhận của khách hàng về giá và tính năng, chất lượng từng chủng loại, giá của đối thủ cạnh tranh cũng như chênh lệch về chi phí để sản xuất ra chúng.
- Doanh nghiệp thường xác định những mức giá theo chủng loại sao cho người mua phải mua những chủng loại giá cao và mua đồng thời nhiều chủng loại.
- Xác định giá cho những sản phẩm phụ thêm
- Ngoài sản phẩm chính, doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều sản phẩm phụ bán kèm theo để thỏa mãn nhiều khía cạnh khác nhau của nhu cầu khách hàng.
- Việc định giá phân biệt giữa sản phẩm chính và phụ rất phức tạp vì doanh nghiệp phải đối phó với đối thủ cạnh tranh đưa ra một mức giá "hời" hơn cho khách hàng khi họ chỉ thực hiện một mức giá cho sản phẩm hoàn hảo.
- Doanh nghiệp đã hi sinh mục tiêu lợi nhuận ở sản phẩm này để thu lại lợi nhuận ở sản phẩm khác, và cuối cùng đạt tổng lợi nhuận cao hơn.
- Xác định giá cho sản phẩm kèm theo bắt buộc
- Một số sản phẩm khi sử dụng cần có những sản phẩm khác đi kèm bắt buộc. Ví dụ: Phim cho máy ảnh, lưỡi dao cho bán dao cạo,...
- Những người sản xuất các sản phẩm chính thường định giá thấp cho sản phẩm của họ và bán các sản phẩm đi kèm bắt buộc với giá cao để thu lợi nhuận.Tất nhiên, doanh nghiệp phải kiểm soát được việc sản xuất các sản phẩm dùng kèm để không có sản phẩm nhái hay bắt chước bán với giá thấp hơn.
- Định giá cho sản phẩm phụ của sản xuất: Ở một số ngành sản xuất như công nghiệp hóa chất, nông nghiệp,...trong cùng một quá trình sản xuất, người ta đồng thời thu được sản phẩm chính và một số sản phẩm phụ. Giá bán các sản phẩm phụ có thể ở mức linh hoạt so với sản phẩm chính để nhằm các mục tiêu thị trường khác nhau.
2.2 Phân biệt giá bán thành hai phần: Phần cố định và phần linh hoạt
Ở đây, doanh nghiệp định một mức giá tối thiểu cố định mà mọi khách hàng mua đều phải trả cho một lượng hàng hóa và dịch vụ tối thiểu. Ngoài phần tối thiểu, khách hàng sử dụng thêm hàng hóa dịch vụ sẽ phải trả thêm theo giá bổ sung.
2.3 Phân biệt giá theo giá trọn gói và giá sản phẩm riêng lẻ
Bên cạnh việc bán từng sản phẩm riêng lẻ doanh nghiệp tập hợp một số hàng hóa lại thành một "gói hàng" để bán từng nhóm hàng.
2.4 Phân biệt giá theo khu vực địa lí
Các doanh nghiệp thường kinh doanh trên một khu vực thị trường rộng lớn nên phải phân biệt giá theo khu vực. Giá bán cùng một mặt hàng trên mỗi khu vực thị trường phụ thuộc vào sức mua của khu vực thị trường đó và chi phí vận chuyển.
- Doanh nghiệp định giá một mức giá bán tại nhà máy, người mua phải lo chi phí vận chuyển.
- Doanh nghiệp có thể áp dụng một mức giá bán thống nhất cho tất cả các khu vực thị trường trên cơ sở tính chi phí vận chuyển bình quân theo nguyên tắc lấy gần bù xa.
- Doanh nghiệp xác định những mức giá riêng cho từng khu vực thị trường theo chi phí vận chuyển đến khu vực đó.
Cả ba phương án đó đều có những ưu nhược điểm nhất định và vẫn không giải quyết triệt để được mâu thuẫn giữa sức mua và chi phí vận chuyển,
2.5 Một số loại phân biệt giá khác
Trong thực tế kinh doanh, các doanh nghiệp có thể có nhiều cách khác nữa để phân biệt giá: Phân biệt giá theo khối lượng mua, mua một lúc khối lượng càng lớn càng được hưởng giá thấp; phân biệt giá theo các khâu lưu thông trong kênh phân phối; phân biệt giá theo thời vụ để điều tiết cung cầu các sản phẩm có tính thời vụ,...
3. Tài liệu tham khảo
Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
4. Một số câu hỏi thường gặp
4.1 Phân biệt đối xử về giá có bất hợp pháp không?
Từ phân biệt đối xử trong phân biệt giá cả thường không ám chỉ điều gì đó bất hợp pháp hoặc xúc phạm trong hầu hết các trường hợp. Thay vào đó, nó đề cập đến việc các công ty có thể thay đổi giá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ một cách linh hoạt khi điều kiện thị trường thay đổi, tính phí những người dùng khác nhau với các mức giá khác nhau cho các dịch vụ tương tự hoặc tính cùng một mức giá cho các dịch vụ có chi phí khác nhau. Cả hai hành vi đều không vi phạm bất kỳ luật nào của Hoa Kỳ — nó sẽ trở thành bất hợp pháp nếu nó tạo ra hoặc dẫn đến thiệt hại kinh tế cụ thể.
4.2 Khi nào thì các công ty có thể áp dụng thành công sự phân biệt đối xử về giá?
Các nhà kinh tế đã xác định ba điều kiện cần phải đáp ứng để xảy ra sự phân biệt đối xử về giá cả. Đầu tiên, công ty cần có đủ sức mạnh thị trường. Thứ hai, nó phải xác định sự khác biệt về nhu cầu dựa trên các điều kiện hoặc phân khúc khách hàng khác nhau. Thứ ba, công ty phải có khả năng bảo vệ sản phẩm của mình không bị bán lại bởi nhóm người tiêu dùng này cho nhóm người tiêu dùng khác.
Trên đây là toàn bộ những giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi Phân biệt giá (Price Discrimination) là gì? (Cập nhật 2022). Trong quá trình cần tìm hiểu và áp dụng các quy định của Luật có liên quan, nếu như quý khách hàng còn có thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 0846967979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận