Phương tiện giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi như thế nào?

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Một trong những quy tắc cơ bản khi tham gia giao thông là đi đúng làn đường, phần đường quy định và chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Cùng Luật ACC tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Người tham gia giao thông đường bộ gồm những đối tượng nào?

Theo quy định khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông đường bộ bao gồm: người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng:

  • Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy, kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (gồm xe đạp, kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
  • Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, các đối tượng điều khiển, sử dụng các loại phương tiện trên khi tham gia giao thông, người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ sẽ được coi là người tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.

2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm những đối tượng nào?

Người điều khiển giao thông đường bộ gồm những đối tượng cụ thể sau đây: Người điều khiển xe cơ giới; Người điều khiển xe thô sơ; Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy tắc sau đây:

Các quy tắc về hướng đi và đường đi

Người điều khiển phương tiện giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định. Cụ thể:

  • Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
  • Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
  • Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

3. Các quy tắc về hệ thống báo hiệu đường bộ và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

  • Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Cụ thể:
  1. Người tham gia giao thông phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông, đèn xanh được đi, đèn vàng giảm tốc độ và đèn đỏ dừng lại.
  2. Người tham gia giao thông phải chấp hành các chỉ dẫn trên biển báo cũng như các báo hiệu được xây dựng bằng vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ hoặc rào chắn.
  • Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

4. Phương tiện giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi như thế nào?

Các quy tắc về vượt xe

Người tham gia giao thông đường bộ gồm những đối tượng nào?
  • Khi vượt xe, người điều khiển xe phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
  • Người điều khiển xe chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải. Nếu có bất kỳ dấu hiệu không đảm bảo an toàn nêu trên thì người tham gia giao thông không được vượt.

Ngoài ra, người điều khiển xe cũng không được vượt trong trường hợp:

+ Trên cầu hẹp có một làn xe;

+ Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

+ Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

+ Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

+ Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

  • Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Quy tắc về chuyển hướng xe

Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

Quy tắc về lùi xe

  • Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.
  • Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.

Quy tắc về dừng, đỗ xe

Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

  • Bên trái đường một chiều;
  • Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
  • Trên cầu, gầm cầu vượt;
  • Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
  • Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
  • Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
  • Nơi dừng của xe buýt;
  • Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
  • Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
  • Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
  • Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Đối với người đi bộ trên đường bộ

  • Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
  • Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
  • Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
  • Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
  • Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

Trên đây là nội dung về Phương tiện giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi như thế nào? Luật ACC cập nhật được xin gửi đến các bạn đọc, hi vọng với nguồn thông tin này sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn hiểu hơn vấn đề trên. Trong quá trình tìm hiểu nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ công ty Luật ACC để được hỗ trợ ngay. Hãy theo dõi website của chúng tôi để nhận được các bài viết hay về các lĩnh vực khác nữa nhé.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (458 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo