
1. Phương thức bán hàng trả chậm trả góp là gì?
2. Các hình thức bán hàng trả chậm trả góp
2.1 Trả góp 0 đồng
Đây là hình thức bán hàng trả chậm trả góp mà người mua chỉ việc làm thủ tục, hợp đồng để vay và mua hàng. Hình thức bán hàng trả chậm trả góp này không yêu cầu người đi vay thanh toán trước bất kỳ khoản phí nào. Nói cách khác, bạn có thể sở hữu trước sản phẩm mình mong muốn và trả góp chúng định kỳ trong tương lai.
Tuy nhiên, hình thức bán hàng trả chậm trả góp này thường sẽ không đi kèm với hình thức trả góp lãi suất 0%. Chính vì vậy, nó có khả năng bị tính lãi khá cao nếu không đọc kỹ hợp đồng. Đối với hình thức trả góp 0 đồng, tổng số tiền bạn phải thanh toán thường sẽ cao hơn việc thanh toán một lần hay hình thức trả góp 0% lãi suất.
2.2 Trả góp 0% lãi suất
Với hình thức bán hàng trả chậm trả góp này, bạn sẽ được doanh nghiệp, cửa hàng hỗ trợ để sử dụng ngay những sản phẩm tiêu dùng mong muốn dù chưa có đủ khả năng chi trả. Tuy nhiên, khác với trả góp 0 đồng, bạn vẫn phải thực hiện thanh toán từ 10 – 40% giá trị sản phẩm trước. Sau đó, bạn có thể thanh toán khoản tiền còn lại định kỳ qua thẻ tín dụng mà không cần chịu lãi suất.
Tuy nhiên để chắc chắn, bạn cũng cần đọc rất kỹ hợp đồng để đảm bảo không có bất kỳ chi phí phát sinh nào khác trong quá trình giao dịch bán hàng trả chậm trả góp.
3. Cách để hạch toán hàng bán trả góp, trả chậm.
– Ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá trả tiền ngay và phần chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm trả góp và giá bán trả tiền ngay:
Khi bán sản phẩm, hàng hoá theo phương thức trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán (chưa có thuế) trả tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm trả góp với giá bán trả tiền ngay ghi vào tài khoản 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”, ghi:
Nợ các TK 111, 112: Số tiền người mua thanh toán lần đầu tại thời điểm mua
Nợ TK 131 (chi tiết người mua): Số tiền người mua còn nợ
Có TK 511: Giá bán trả tiền ngay một lần chưa có thuế GTGT
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp (tính trên giá bán trả tiền ngay).
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (phần chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm trả góp và giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT).
– Ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có các TK 154, 155, 156…
– Định kỳ, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi trả chậm, trả góp).
– Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm trả góp và giá bán trả tiền ngay, ghi:
Nợ các TK 111, 112, …
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
Ví dụ: Công ty Minh Huy chuyên kinh doanh điện thoại. Ngày 21/10/2021, Công ty Minh Huy bán 1 chiếc điện thoại Iphone 8 theo hình thức trả góp cho ông Nam với giá trả góp là 25.000.000đ (chưa bao gồm thuế GTGT 10%). Khách hàng trả ngày 10.000.000đ bằng tiền mặt, số tiền còn lại sẽ trả định kỳ hàng tháng bằng TGNH trong thời gian 5 tháng. Giá bán trả ngay là 23.000.000đ, giá vốn của điện thoại Iphone 8 xuất bán là 17.000.000đ/chiếc.
Hạch toán
– Phản ánh doanh thu bán điện thoại theo giá trả tiền ngay và phần chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm trả góp và giá bán trả tiền ngay, ghi:
Nợ TK 131 (Nam): 17.300.000 đ
Nợ TK 111: 10.000.000đ
Có TK 5111: 23.000.000 đ
Có TK 3331: 2.300.000 đ
Có TK 3387: 2.000.000 đ.
– Ghi nhận giá vốn chiếc điện thoại:
Nợ TK 632: 17.000.000 đ
Có TK 156 (Iphone 8): 17.000.000 đ.
– Hàng tháng, xác định và kết chuyển tiền lãi bán hàng trả chậm, ghi:
Nợ TK 3387: 400.000 đ (2.000.000 đ/5 tháng)
Có TK 515 (lãi trả chậm, trả góp): 400.000 đ
– Hàng tháng, khi nhận được tiền gốc và lãi ông Nam trả cho công ty, ghi:
Nợ TK 112: 3.460.000 đ (17.300.000 đ/ 5 tháng)
Có TK 131(Nam): 3.460.000 đ
4. Câu hỏi thường gặp
1. Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng trả chậm, trả góp được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 7, khoản 7 của Thông tư 219/2013/TT-BTC, giá tính thuế đối với hàng trả chậm, trả góp như sau:
“7. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.”
Ví dụ 1: Công ty Huy Minh bán 1 chiếc máy tính xách tay, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 22 triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán trả ngay là 20 triệu đồng, lãi trả góp là 2 triệu đồng) thì giá tính thuế GTGT là 20 triệu đồng.
2. Ưu điểm và nhược điểm của mua hàng trả chậm, trả góp là gì?
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Cho phép bạn trả dần khoản tiền của mình theo thời gian. | Nợ trả góp thường rất cao nên bạn khó có thể trả hết trong một lần thanh toán. | |
Giúp bạn quản lý chi tiêu của mình, không phải bỏ ra một số tiền quá lớn tại một thời điểm | Nợ trả góp bao gồm tiền lãi, được cộng dồn qua các năm. | |
Khoản nợ trả góp thường là một số tiền cố định mỗi tháng, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thiết lập ngân sách của mình. | Bạn có thể tính phí phạt nếu bạn trả hết khoản vay của mình sớm hơn hoặc muộn hơn. |
Xem thêm: Vay vốn trả góp là gì? Bao gồm những trường hợp nào? [2022]
Việc tìm hiểu về Bán hàng trả chậm, trả góp sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề pháp lý xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Phương thức bán hàng trả chậm trả góp là gì? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận