Phương pháp kê khai thường xuyên là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Phương pháp kê khai thường xuyên là gì?
Theo Điểm a khoản 13 điều 23 Thông tư 200 quy đinh: "Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp phản ánh, theo dõi liên tục thường xuyên một cách hệ thống các tình hình xuất, nhập, tồn hàng hóa, vật tư trên sổ kế toán" .Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
Cuối kỳ kế toán, sẽ so sánh đối chiếu giữa số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán. Về nguyên tắc, số tồn kho trên sổ kế toán phải phù hợp với số tồn kho thực tế. Trong trường hợp nếu có sự chênh lệch phải tìm được nguyên nhân cũng như xử lý nhanh chóng.
Các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên là xây lắp, công nghiệp, thương nghiệp kinh doanh những mặt hàng giá trị lớn như thiết bị, máy móc, hàng chất lượng cao…
2. Hướng dẫn hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
2.1 Trường hợp hóa đơn về trước, hàng về sau
- Căn cứ vào hóa đơn mua hàng của hàng hóa chưa nhập kho, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, hạch toán như sau:
Nợ TK 151: Hàng mua đang đi đường (giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331: Phải trả cho người bán; hoặc có các TK 111, 112, 141,…
Nếu không được khấu trừ thuế GTGT thì giá trị mua hàng sẽ bao gồm cả thuế GTGT.
- Đến tháng sau, căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập kho sau khi hàng đã nhập kho, hạch toán như sau:
Nợ TK 152, TK 153, TK 156: Hàng hóa
Có TK 151: Hàng mua đang đi đường.
2.2 Trường hợp hàng và hóa đơn về cùng lúc
- Khi mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, hạch toán như sau:
Nợ TK 152, 153, 156 (nếu nhập kho)
Nợ TK 151 – hàng mua đang đi đường (nếu hóa đơn về nhưng hàng chưa về)
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 242,… (nếu NVL, CCDC không qua nhập kho mà đưa trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 141, 331,… (tổng giá thanh toán).
2.3 Một số tình huống phát sinh sau mua
- Nếu kế toán trả lại nguyên vật liệu, CCDC,… cho người bán:
Nợ TK 331: Phải trả cho người bán
Có TK 152, 153, 156
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
- Trường hợp sau khi mua, DN được hưởng chiết khấu thương mại hay giảm giá hàng bán:
Nợ TK 111, 112, 331,….
Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu (nếu nguyên vật liệu còn tồn kho)
Có TK 621, 623, 627, 154 (nếu nguyên vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất)
Có TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang (nếu nguyên vật liệu đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu sản phẩm do nguyên vật liệu đó cấu thành đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ)
Có các TK 641, 642 (nguyên vật liệu dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
- Trường hợp trả tiền cho người bán và được hưởng chiết khấu thanh toán:
Nợ TK 331: Phải trả cho người bán
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (chiết khấu thanh toán).
- Trường hợp công cụ, dụng cụ không cần dùng đến và thanh lý, thượng bán:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 153: Công cụ, dụng cụ.
Phản ánh doanh thu bán công cụ, dụng cụ:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5118)
Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
2.4 Hạch toán hàng gửi bán
- Gửi hàng hóa cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán
Có TK 156, 155
- Gửi hàng cho khách thành công nhưng chưa xác định đã bán trong kỳ
Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán
Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
- Hàng đã bán hoàn thành cho khách và đã xác định bán trong kỳ, ghi nhận theo bút toán doanh thu, giá vốn thông thường.
- Trường hợp khách trả lại hàng:
- Nếu hàng vẫn có thể sửa chữa, bán được:
Nợ TK 156, TK 155
Có TK 157: Hàng gửi đi bán.
- Nếu hàng không thể bán hay sửa chữa:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 157: Hàng gửi đi bán.
2.4.1 Tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh – tài khoản 154
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng tập hợp chi phí vào TK 154. Lưu ý, phần chi phí vượt trên mức bình thường sẽ được hạch toán trực tiếp vào TK 632
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chi phí NVL, nhân công trên mức bình thường, phần CP sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm)
Có TK 621, TK 622, TK 627
Lưu ý: Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn hoặc bằng công suất bình thường, toàn bộ chi phí sản xuất chung được kết chuyển vào TK 154; nếu mức sản phẩm thực tế thấp hơn công suất bình thường chỉ phân bổ vào TK 154 phần chi phí sản xuất chung theo công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công nhập lại kho, định khoản
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
- Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ, ghi:
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
2.5 Hạch toán thành phẩm
- Nhập kho thành phẩm, ghi:
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
- Xuất kho thành phẩm để bán cho khách hàng, kế toán phản ánh giá vốn của thành phẩm xuất bán, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155 – Thành phẩm.
Riêng với trường hợp hàng hóa bất động sản, kế toán phải trích trước chi phí giá vốn vào TK 335 – chi phí phải trả, như sau:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
– Các chi phí đầu tư, xây dựng thực tế phát sinh đã có đủ hồ sơ tài liệu và được nghiệm thu được tập hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng bất động sản, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các tài khoản liên quan.
– Khi các khoản chi phí trích trước được nghiệm thu, kế toán định khoản:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
– Khi toàn bộ dự án bất động sản hoàn thành, kế toán phải quyết toán và ghi giảm số dư khoản chi phí trích trước còn lại (nếu có), ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh).
3. Các câu hỏi thường gặp
Công ty Luật nào cung cấp dịch vụ uy tín và tốt hiện này?
ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý.
Thời gian ACC cung cấp dịch vụ pháp lý là bao lâu?
Thường từ 01 - 03 ngày làm việc
Chi phí cung cấp dịch vụ của ACC là bao nhiêu?
Tuỳ vào từng hồ sơ cụ thể thì mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết chi tiết hơn!
Nội dung bài viết:
Bình luận