Phương châm 3 trước, 4 tại chỗ là gì? Cụ thể như thế nào?

Dịch Covid 19 bùng phát trên diện rộng làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, hoạt động của Việt Nam trong thời gian gần đây và do đó, một số vùng thực hiện riển khai nghiêm túc phương châm 3 trước, 4 tại chỗ để hạn chế nguồn lây lan dịch bệnh

Trước những chuyển biến phức tạp, nguy hiểm của dịch Covid-19 và nâng cao tinh thần bảo vệ sức khỏe nhân dân, giữ vững địa bàn, an toàn, ổn định, nhanh chóng trở về tình trạng bình thường mới thì ở một số địa điểm đã triển khai quyết liệt đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch theo phương châm “3 trước”, “4 tại chỗ”. Vậy Phương châm 3 trước, 4 tại chỗ là gì?

phương châm 3 tước 4 tại chỗ

Phương châm 3 trước, 4 tại chỗ được thực hiện khá hiệu quả

1. Phương châm 3 trước

Căn cứ vào chỉ thị mới về tập trung các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ, ở các địa phương đều nhất trí, đồng lòng thực hiện nguyên tắc 3 trước, 4 tại chỗ để nhấn mạnh quan điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch theo tinh thần "chống dịch như chống giặc", tập trung mọi nguồn lực nhằm dập dịch nhanh nhất, đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường.

Theo đó, “3 trước” bao gồm:

- Nhận diện trước:

  • Tình hình covid diễn biến phức tạp đặt cả nước trong tình trạng căng thẳng và theo thông kê mới nhất của Bộ Y tế tính từ 17h ngày 11/9 đến 17h ngày 12/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.478 ca nhiễm mới, trong đó 09 ca nhập cảnh và 11.469 ca ghi nhận trong nước.
  • Như vậy, để hạn chế sự lây lan nhanh chóng trên, các địa phương cần phải nhìn nhận về nguyên nhân lây lan của dịch bệnh, nhìn nhận về tình hình của khu vực do mình quản lý để từ đó nâng cao tính chất phòng bệnh hơn chữa bệnh. Lúc này, hơn lúc nào hết, việc nhận diện tình hình tốt mới có thể phòng chống tốt và đưa đất nước nhanh chóng trở về thời điểm kiềm chế dịch bệnh và xác định rõ phòng, chống dịch COVID-19 lúc này là nhiệm vụ chính trị ưu tiên số 1

- Chuẩn bị phương án, lực lượng, vật tư trước

  • Sau khi nhận diện được tình hình trước mắt của địa phương, và căn cứ theo nguồn cung nhân lực, vật lực hiện có. Những các cấp ủy, tổ chức Đảng trước tiên là người đứng đầu, cán bộ chủ chốt phải lên phương án phòng chống dịch bệnh trong tình trạng tệ nhất, hoặc trong tình trạng bảo đảm ổn định nếu kiềm chế được dịch bệnh trên tinh thần thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, của Ủy ban nhân dân:
  • Chủ động chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực về con người, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhu yếu phẩm y tế để chủ động ứng phó với các tình huống liên quan đến dịch bệnh
  • Đội ngũ nhân lực đảm bảo trực 100% quân số, tăng cường cán bộ, chiến sỹ xuống các xã, phường, tổ dân phố để phối hợp với các ngành chức năng thực hiện điều tra, truy vết và giám sát các chốt, khu vực thuộc diện cách ly y tế. Cùng với bảo đảm duy trì hoạt động khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn
  • Kích hoạt toàn bộ hệ thống chính trị sẵn sàng đáp ứng phòng, chống dịch như đang trong tình huống có dịch, kiên định 5 nguyên tắc phòng chống dịch đã đề ra từ đầu và xuyên suốt các giai đoạn: “Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly - Khoanh vùng và Dập dịch. Đồng thời, chỉ đạo các cấp, ngành tạm gác những công việc chưa cần thiết để tập trung chống dịch với mục tiêu tối thương là bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

- Phát hiện, hành động, xử lý trước

Trên tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh và hạn chế dịch bệnh bùng phát trở lại, các đơn vị, các tỉnh, thành phố phải tích cực, chủ động, linh hoạt phát hiện, hành động xử lý trước với mọi hành động vi phạm, cụ thể:

  • Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các Khu Công nghiệp, đồng thời đẩy mạnh xét nghiệm ngẫu nhiên để giám sát bệnh, ngừa dịch bệnh xảy ra, không để phát hiện ca bệnh rồi mới chống dịch.
  • Các trung tâm y tế thực hiện giám sát lấy mẫu, xét nghiệm tại các nhà ga, nơi tập trung đông người để sớm phát hiện ca bệnh trong cộng đồng, khống chế sớm hơn nếu có; tránh dịch bệnh âm ỉ trong cộng đồng lây lan qua 3 - 4 vòng.
  • Kêu gọi người dân cùng chung tay phát giác các trường hợp nhập cảnh trái phép, đi về từ vùng dịch; tự giác khai báo y tế; đặc biệt, thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế và xử lý nghiêm đối với những người có hành vi vi phạm

2. Phương châm 4 tại chỗ

Chỉ thị về phòng chống dịch Covid mới nhất đã nêu cao việc thực hiện nghiêm phương châm "4 tại chỗ" cùng với phương châm “3 trước” về công tác phòng, chống dịch theo tinh thần "chống dịch như chống giặc", tập trung mọi nguồn lực nhằm dập dịch nhanh nhất, đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường .

Theo đó, “4 tại chỗ là:

- Chỉ huy tại chỗ:

  • Lãnh đạo, người đứng đầu đơn vị, cơ sở y tế từ cấp xã, phường, quận huyện và cấp tỉnh trực tiếp chỉ huy điều phối các lực lượng tìm kiếm, cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân Covid 19 vào các khu cách ly, ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh
  • Ban chỉ huy phòng, chống dịch bệnh Covid được thành lập ở tất cả các cấp địa phương, các cơ quan, đơn vị và thường xuyên kiện toàn, hoạt động hiệu quả.
  • Khi có tình huống xảy ra, những cơ quan đầu não ở địa phương thành lập các sở chỉ huy và ở các huyện, thành phố, thị xã căn cứ vào tình hình cụ thể để thành lập các cơ quan chịu trách nhiệm chính về tình hình dịch bệnh
  • Các cơ quan, đơn vị, địa phương đều phân công các đồng chí lãnh đạo trực tiếp ra hiện trường kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh covid

- Lực lượng tại chỗ:

  • Sử dụng các đơn vị làm nhiệm vụ trực chiến đi đầu khi tình hình dịch bệnh chuyển biến phức tạp, Trong đó, đi đầu là Cơ quan công an, quân sự, đội ngũ y tế,… của các địa phương đều thành lập các đội xung kích và chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để chủ động ứng cứu kịp thời khi có tình huống.
  • Tất cả các cơ quan, đơn vị đều bố trí lực lượng thường xuyên tại nơi dễ phát triển nguồn gây bệnh, đặc biệt tại các vùng biên giới hoặc khu vực lân cận có chuyển biến phức tạp và trong tình thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ
  • Các quận, huyện, thị xã chọn các đơn vị tình nguyện, quân cơ động làm nòng cốt được trang bị các phương tiện, vật chất khẩu trang, kính bảo hộ, sẵn sàng cơ động xử lý, ứng những nơi trọng yếu.
  • Huy động tối đa các loại phương tiện tại chỗ của các địa phương, doanh nghiệp, người dân tại địa bàn và sự hỗ trợ của các khu vực nơi dịch bệnh hoành hành

- Phương tiện, vật tư tại chỗ

  • Có đủ thuốc, trang thiết bị, phương tiện và vật tư y tế phục vụ yêu cầu chuyên môn sơ cứu, cấp cứu và chuyển tuyến

- Hậu cần tại chỗ

  • Dự trữ đủ phương tiện; dự trữ lương thực, thực phẩm và các phương tiện phục vụ sinh hoạt khác cho cơ sở khám, chữa bệnh. Trong trường hợp các địa phương vượt khả năng, cần có sự hỗ trợ, cần báo cáo đề xuất lên cấp trên trực tiếp xin ý kiến chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời; việc điều động lực lượng đến hỗ trợ theo nguyên tắc gần trước, xa sau, địa phương lân cận trước, các đơn vị thuộc Bộ Y tế sau
  • Chuẩn bị chu đáo từ trước như lương thực, thực phẩm, dụng cụ y tế như mì ăn liền, gạo sấy, nước đóng chai... phòng tình hình Covid chuyển biến phức tạp hoặc cách ly, bị cô lập.
  • Đối với những địa bàn trọng điểm dịch bệnh, chính quyền các cấp vận động nhân dân chủ động dự trữ một phần lương thực, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu; tự mua sắm các vật chất cần thiết để bảo vệ chính mình

Trên đây là thông tin pháp luật về phương châm trước, 4 tại chỗ là gì? của Luật ACC. Để đảm bảo an toàn trong khoảng thời gian nhạy cảm này, cần phải kiên quyết, linh hoạt đảm bảo những nguyên tắc trên.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1101 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo