Phụng dưỡng là gì? Các quy định pháp luật về nghĩa vụ phụng dưỡng đối với con cái như thế nào? Cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết sau nhé!
1. Phụng dưỡng là gì?
Phụng dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu về vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của người cao tuổi. Phụng dưỡng giống với nuôi dưỡng và cấp dưỡng, cùng là việc một người phải chăm sóc, nuôi dưỡng người khác bằng cách chu cấp tiền hoặc tài sản để bảo đảm cuộc sống cho người đó. Tuy nhiên, phụng dưỡng ngoài việc thể hiện là một nghĩa vụ về tài sản còn thể hiện tấm lòng, tình cảm và cái tâm của người có nghĩa vụ phụng dưỡng đối với người được phụng dưỡng. Trong đời sống, chúng ta thường nói phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ.
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ; có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
2. Quy định về nghĩa vụ phụng dưỡng là gì?
"Tại Điều 10. Nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi Luật người cao tuổi 2009 quy định:
1. Phụng dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu về vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của người cao tuổi.
2. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
3. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể phải sắp xếp nơi ở phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tâm lý của người cao tuổi; chu cấp về kinh tế; thanh toán chi phí điều trị và chăm sóc y tế động viên khi người cao tuổi ốm đau; mai táng khi người cao tuổi chết.
4. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi phải cùng nhau hợp tác trong việc phụng dưỡng người cao tuổi.
5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tham gia phụng dưỡng người cao tuổi."
3. Các câu hỏi thường gặp
Con cái bất hiếu không phụng dưỡng cha mẹ bị xử phạt như thế nào?
► Xử phạt hành chính:
Tùy vào mức độ vi phạm, việc con cái bất hiếu không thực hiện việc phụng dưỡng cha mẹ có thể bị phạt tiền lên tới 2.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi này buộc phải công khai xin lỗi nếu nạn nhân có yêu cầu.
► Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Trường hợp con cái có hành vi ngược đãi với cha mẹ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 185 Bộ luật hình sự 2015.
"Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Có được trở thành người giám hộ cho người cao tuổi trong quá trình phụng dưỡng không?
Không. Vì người được giám hộ của người được quy định tại khoản 2 điều 58 Bộ luật Dân sự 2005
“a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;
b) Người mất năng lực hành vi dân sự.“
Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng của con cái đối với cha mẹ là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: "Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ."
Nội dung bài viết:
Bình luận