Phụ lục trong tiểu luận là gì? Cách xây dựng phụ lục trong tiểu luận

Trong khi làm bài tiểu luận, luận văn hay thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí học thuật thuộc bất kỳ lĩnh vực nào thường đều cũng sẽ có một những đoạn văn hoặc chủ đề không thể giải thích thông tin hoàn toàn trong phần nội dung chính mà chúng ta cần phải sử dụng phụ lục. Vậy phụ lục là gì và cách trình bày phù lục như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Phụ lục trong tiểu luận là gì? Cách xây dựng phụ lục trong tiểu luận

Ly Do Chon De Tai Luan Van 1

Phụ lục trong tiểu luận là gì? Cách xây dựng phụ lục trong tiểu luận

1. Tiểu luận là gì?

Bài tiểu luận là một bài viết được thực hiện dưới dạng văn bản trình bày về vấn đề nghiên cứu, quan điểm hay phát hiện nào đó có liên quan tới chủ đề mà người viết muốn trình bày.

Tiểu luận thường có 2 loại đó là tiểu luận môn học và tiểu luận tốt nghiệp. Đối với bài tiểu luận môn học thường sẽ có độ dài tầm 5 đến 25 trang và phụ thuộc vào quy định của các trường hoặc các giảng viên giảng dạy môn học đó đưa ra. Còn bài tiểu luận tốt nghiệp nội dung thường chuyên sâu hơn, độ dài khoảng từ 30 – 50 trang và phụ thuộc vào từng yêu cầu riêng.

Thông qua bài tiểu luận bạn sẽ chứng tỏ được năng lực và khả năng của mình. Từ đó hiểu được những câu hỏi, vấn đề đặt ra và tìm hiểu tất cả các thông tin tương đối đầy đủ về những vấn đề đó. Khi viết tiểu luận bạn sẽ có cơ hội thể hiện khả năng suy nghĩ và phân tích của mình, do đó bài tiểu luận thường được sử dụng để đánh giá năng lực sinh viên, học viên tại các trường đại học và cao đẳng.

2. Phụ lục trong tiểu luận là gì?

Phụ lục (Tiếng Anh: Appendix) là phần thường được đặt ở cuối mỗi bài luận văn để chứa các thông tin bổ sung liên quan đến bài viết. Phụ lục thường chứa các số liệu, bảng biểu, các thông tin bổ sung khác để hỗ trợ cho bài luận văn trở nên thuyết phục hơn nhưng không quá phụ thuộc vào nội dung chính mà văn bản đề cập đến.

Phụ lục có thể là một phần phụ lục dài hoặc tách thành nhiều phụ lục nhỏ. Mỗi phụ lục đều phải có tiêu đề và ký tự để nhận dạng riêng. Việc đánh số cho bất kỳ bảng hay số liệu nào phải được đặt lại ở đầu mỗi phụ lục mới. Mỗi loại văn bản khác nhau sẽ cần tạo các phụ lục khác nhau. Khi viết bài, các bạn cần phân biệt để trình bày trong luận văn một cách khoa học và logic.

3. Mục đích của phụ lục trong bài luận là gì?

Phụ lục là một phần quan trọng trong các bài luận văn tốt nghiệp hoặc các bài báo cáo của sinh viên. Việc sử dụng phụ lục trong tiểu luận, luận văn, báo cáo mang lại những lợi ích sau:

Thứ nhất, phụ lục là nơi chứa các thông tin nhằm bổ sung cho các lập luận chính của bài viết nhưng không liên quan trực tiếp luận văn. Khi viết phần nội dung chính của luận văn, điều quan trọng là phải giữ cho nó thật ngắn gọn và súc tích để truyền đạt các lập luận của bạn một cách hiệu quả,có tính thuyết phục cao. Với số lượng nghiên cứu thực hiện, sẽ có nhiều thông tin bổ sung ở phụ lục mà bạn muốn chia sẻ với độc giả của mình.

Thứ hai, việc sử dụng các phụ lục sẽ giúp cho người viết sắp xếp bài viết của mình cách hiệu quả hơn. Các thông tin trong phần phụ lục sẽ làm tăng thêm sức nặng cho các lập luận cũng như giữ mạch viết thông suốt luôn trôi chảy và tránh những gián đoạn không cần thiết.

Thứ ba, phụ lục được xem là công cụ hỗ trợ người viết hoàn thành tốt nội dung mà mình muốn truyền tải đến bạn đọc. Quá trình nghiên cứu, hoàn thiện bài viết luôn cần nhiều thời gian và công sức. Việc sử dụng phụ lục sẽ giúp bạn tra cứu các dữ liệu cần chỉnh sửa, bổ sung một cách nhanh chóng. Điều này giúp bạn hoàn thành bài viết của mình một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.

Tuy nhiên, các bạn cũng cần đảm bảo nội dung chính của mình thật chi tiết để có thể hiểu mà không cần phụ lục. Điều này rất bất tiện nếu như người đọc phải lật giữa các trang để hiểu rõ thông tin mà bạn muốn truyền đạt. Phụ lục nên được sử dụng để hỗ trợ tài liệu nền chứ không nên chứa các thông tin, nội dung không phù hợp với yêu cầu.

4. Cách xây dựng phụ lục trong tiểu luận

Phụ lục có thể đứng trước hoặc theo sau danh sách tài liệu tham khảo của bạn. Mỗi phụ lục nên bắt đầu trên một trang mới. Thứ tự trình bày của phụ lục được quyết định bởi thứ tự chúng mà người viết đề cập trong văn bản hay bài bài nghiên cứu.

Thông thường, có hai định dạng viết phụ lục phổ biến nhất là APA và MLA. Tùy theo yêu cầu của trường đại học, bạn sẽ lựa chọn định dạng viết phụ lục phù hợp. Về cơ bản hai kiểu định dạng đều giống nhau nhưng có một số tính năng và quy tắc độc đáo luôn phải tuân thủ theo từng kiểu. Cụ thể như sau:

Phụ lục định dạng APA 

Rất nhiều trường đại học ở Việt Nam yêu cầu sinh viên viết phụ lục bài tiểu luận, luận văn theo định dạng này. Các nguyên tắc và quy tắc viết ở định dạng này như sau:

  • Các phụ lục phải bắt đầu bằng tiêu đề “Phụ lục” sau đó là ABC. Nó cũng nên được viết trên đầu tiêu đề của phụ lục. Tiêu đề nên được căn giữa. (ví dụ: Phụ lục A: Kết quả khảo sát)
  • Mọi phụ lục đều tuân theo thứ tự của thông tin đã nêu trong bài luận.
  • Phụ lục được đặt sau danh sách tài liệu tham khảo.
  • Bao gồm số trang cho mỗi phụ lục.
  • Phụ lục phải có trang riêng của chúng, bất kể kích thước và bao gồm chú thích cuối trang.
  • Để tham khảo trong nội dung, hãy bao gồm (xem phụ lục A) sau văn bản.

Phụ lục định dạng MLA

Các hướng dẫn và quy tắc rất giống với phụ lục APA, nhưng có một số khác biệt. Sự khác biệt chính là phụ lục MLAcó trước danh sách tài liệu tham khảo.

Các nguyên tắc cho Định dạng MLA:

  • Phụ lục được bao gồm trước danh sách tài liệu tham khảo.
  • Đối với nhiều phụ lục, hãy sử dụng ABC và làm nghiêng chúng.
  • Mọi phụ lục đều tuân theo thứ tự của thông tin đã nêu trong bài luận.
  • Bao gồm số trang cho mỗi phụ lục.
  • Tất cả các phụ lục phải có trang riêng, bất kể kích thước.
  • Tiêu đề phải được căn giữa.
  • Danh sách phải có khoảng cách đôi.
  • Dòng đầu tiên nên bao gồm mỗi tham chiếu ở lề trái.
  • Danh sách tài liệu tham khảo phải theo thứ tự bảng chữ cái.

Một số lưu ý chung cho cả hai kiểu viết:

Đặt các số liệu và bảng trong các phụ lục riêng biệt. Tiêu đề phụ lục dùng làm tiêu đề cho một bảng nếu nó là bảng duy nhất trong phụ lục. Nếu bạn chọn một số hình và bảng nhất định sẽ trình bày trong cùng một phụ lục, hãy đánh số chúng A1, A2, A3, v.v., theo thứ tự mà chúng xuất hiện.

Chú ý sử dụng chung một định dạng cho toàn bộ bài viết và phụ lục như về kiểu chữ, font chữ, căn lề,…tạo sự thống nhất cho bài viết.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Phụ lục trong tiểu luận là gì? Cách xây dựng phụ lục trong tiểu luận. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo