Phụ lục hợp đồng thay đổi người đại diện [2024]

Hiện nay đối với các hợp đồng của doanh nghiệp thì người ký kết hợp đồng luôn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo sự ủy quyền nếu được người đại diện theo pháp luật đồng ý qua văn bản ủy quyền. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, hoạt động vận hành doanh nghiệp không tránh khỏi việc có thể thay đổi người đại diện này. Vậy Phụ lục hợp đồng thay đổi người đại diện được quy định như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Mẫu Phụ Lục Hợp đồng
Phụ lục hợp đồng thay đổi người đại diện [2023]

1. Phụ lục hợp đồng là gì?

Theo Khoản 1 Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Cụ thể:

Điều 403. Phụ lục hợp đồng

1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Lưu ý: Phụ lục hợp đồng không phải là hợp đồng phụ. Hợp đồng phụ là một hợp đồng riêng biệt tách khỏi hợp đồng chính và có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Còn phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng, hiệu lực của nó như hiệu lực của hợp đồng mà nó kèm theo.

2. Trường hợp nào phải ký bổ sung phụ lục hợp đồng?

Nếu hợp đồng chính không phát sinh vấn đề gì, không cần làm rõ hay sửa đổi, bổ sung nội dụng nào thêm thì việc lập phụ lục hợp đồng là điều không cần thiết.

Tuy nhiên, trên thực tế, không ít trường hợp khi thực hiện hợp đồng sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề mà các bên chưa lường trước được. Khi đó, nếu các bên muốn thống nhất ý chí để tiếp tục thực hiện hợp đồng thì có thể thỏa thuận ký phụ lục hợp đồng. Tùy theo nội dung thể hiện mà phụ lục sẽ có tên gọi khác nhau. Ví dụ: Phụ lục thay đổi tên công ty.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, hợp đồng cần phải có phụ lục trong 02 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng và nội dung của phụ lục không được trái với nội dung của hợp đồng;
  • Trường hợp 2: Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng. Loại phụ lục này thường được lập sau khi hợp đồng được lập nhằm thay đổi, sửa đổi các nội dung ban đầu của hợp đồng.

3. Các quy định cơ bản về phụ lục hợp đồng

3.1. Hiệu lực của phụ lục hợp đồng

Điều 403 Bộ luật dân sự 2015 quy định phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Bởi vì phụ lục hợp đồng được lập kèm theo hợp đồng, đồng thời, nội dung của phụ lục hợp đồng cũng không được trái với nội dung hợp đồng cho nên hiệu lực hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng.

3.2. Nội dung của phụ lục hợp đồng

Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Trường hợp phụ lục hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, tuy nhiên nếu hợp đồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ sẽ dẫn đến phụ lục hợp đồng cũng bị vô hiệu tương ứng với điều khoản bị vô hiệu ở hợp đồng.

3.3. Số lần tối đa được ký phụ lục hợp đồng

Bộ Luật Dân sự 2015 không quy định về số phụ lục hợp đồng tối đa có thể ký kết, vì thế số lượng sẽ tùy thuộc vào mức độ cụ thể của hợp đồng và tuỳ thuộc vào ý chí của các bên tham gia giao kết.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì riêng đối với hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng, cụ thể:

Điều 5. Sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động

Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động.

Như vậy, các bên chỉ được ký kết phụ lục để sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động tối đa một lần và đảm bảo không làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết.

4. Người đại diện theo pháp luật là gì?

Theo khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, “người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Tùy thuộc vào các quy mô công ty mà số lượng người đại diện theo pháp luật cũng được xác định khác nhau, ví dụ: công ty TNHH và công ty cổ phần thì có thể có nhiều hơn 1 người đại diện theo pháp luật.

Số lượng người đại diện theo pháp luật của một doanh nghiệp sẽ được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên thảo luận và quy định sẵn trong điều lệ công ty, đồng thời cũng sẽ quy định rõ về phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi người đại diện theo pháp luật đó.

Ngoài ra, trong trường hợp công ty có nhiều hơn là một người đại diện theo pháp luật thì phải đảm bảo rằng bắt buộc có một người cư trú tại Việt Nam. Trường hợp công ty chỉ có duy nhất một người đại diện theo pháp luật và cần thiết phải ra nước ngoài 30 ngày trở lên thì phải làm văn bản ủy quyền cho người khác thay thế mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong khoảng thời gian không có mặt tại Việt Nam.

Trong một số trường hợp ngoại lệ thì Tòa án sẽ có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật của công ty để tham gia vào quá trình tố tụng.

5. Phụ lục hợp đồng thay đổi người đại diện [2023]

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

–––––––––––––––––

PHỤ LỤC: THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN

(Kèm theo hợp đồng số: …… Ký ngày: …./…./20…..)

Căn cứ Hợp đồng dịch vụ số: ………….. đã ký ngày …./…./20…., hai bên thõa thuận và bổ sung các nội dung ghi trong bảng kê của Phụ lục này vào Hợp đồng. Bên B cam kết thực hiện các công việc được ghi theo các bảng kê dưới đây theo yêu cầu bên A, cụ thể:

Thay đổi thông tin:

STT Thông tin hiện tại Thông tin mới
1 Tên công ty
2 Địa chỉ
3 Mã số thuế
4 Người đại diện

Bên A cam kết thanh toán đầy đủ chi phí như Hợp đồng số: ………….. ký ngày ……/…./20…… cho đến ngày chấm dứt Hợp đồng đối với các dịch vụ có yêu cầu chấm dứt.

Phụ lục này được thành lập 02 bản, bên A giữ 01 bản, bên B giữ 01 bản.

                                                                                                           ....., ngày ….. tháng …. năm 20……

Đại diện Bên A                                                                                  Đại diện Bên B

(Ký và ghi rõ họ tên)                                                                       (Ký và ghi rõ họ tên)

6. Lưu ý khi soạn thảo phụ lục hợp đồng thay đổi người đại diện

Trong quá trình soạn thảo phụ lục hợp đồng, các bên tham gia cần lưu ý các vấn đề sau:

Lưu ý khi soạn thảo phụ lục hợp đồng
Hình thức
  • Phải phù hợp với hình thức của hợp đồng. Trong trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được lập thành văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phụ lục hợp đồng cũng phải tuân theo các quy định đó.
Nội dung
  • Do các bên tự thoả thuận theo nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng và thiện chí với nhau.
  • Không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
  • Đảm bảo đối tượng của phụ lục hợp đồng là những hàng hoá mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội.
  • Đảm bảo người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện.
  • Đảm bảo người tham gia phụ lục hợp đồng có năng lực hành vi dân sự.
Phạm vi ủy quyền
  • Các bên trong phụ lục hợp đồng phải hết sức lưu ý đến địa vị pháp lý của người được đại diện ủy quyền, phạm vi được ủy quyền nhằm tránh tình trạng có tranh chấp sau này do việc ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện ủy quyền.

Trên đây là Phụ lục hợp đồng thay đổi người đại diện [2023] mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo