Công văn 4040/BGDĐT-GD ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022. Đây là Công văn của bộ giáo dục ngày 16 tháng 9 năm 2021 là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm phục vụ cho các công tác đào tạo, góp phần nâng cao và đạo điều kiện cho sự phát triển cho lĩnh vực giáo dục nói chung và lĩnh vực giáo dục bậc trung học nói riêng trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Bài viết dưới đây cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Phụ lục 1 của Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH.

1. Công văn là gì?
Công văn là một loại văn bản hành chính được sử dụng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn là công cụ giao tiếp chính thức của cơ quan nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân.
2. Các loại công văn thường gặp
Hiện nay có nhiều loại công văn, trong đó có một số loại công văn phổ biến như sau:
- Công văn hướng dẫn
- Công văn đôn đốc.
- Công văn chỉ đạo
- Công văn đề nghị, yêu cầu.
- Công văn phúc đáp.
3. Nội dung Phụ lục I Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH
Phụ lục I
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
MÔN TIN HỌC LỚP 6
(Kèm theo Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Nội dung | Yêu cầu cần đạt
(Quy định trong chương trình môn học) |
Hướng dẫn thực hiện trong điều kiện phòng, chống Covid-19
(Những yêu cầu cần đạt không có trong hướng dẫn ở cột này thì thực hiện theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học) |
Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng | ||
Thông tin và dữ liệu | - Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu. - Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu. - Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin. - Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin. Nêu được ví dụ minh hoạ cụ thể. - Nêu được các bước cơ bản trong xử lí thông tin. |
|
Biểu diễn thông tin và lưu trữ dữ liệu trong máy tính
|
- Giải thích được có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kí hiệu 0 và 1.
- Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin. - Nêu được tên và độ lớn (xấp xỉ theo hệ thập phân) của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin: Byte, KB, MB, GB, quy đổi được một cách gần đúng giữa các đơn vị đo lường này. Ví dụ: 1KB bằng xấp xỉ 1 ngàn byte, 1 MB xấp xỉ 1 triệu byte, 1 GB xấp xỉ 1 tỉ byte. - Nêu được sơ lược khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa cứng, USB, CD, thẻ nhớ, … |
|
Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet | ||
Giới thiệu về mạng máy tính và Internet | - Nêu được khái niệm và lợi ích của mạng máy tính.
- Nêu được ví dụ cụ thể về trường hợp mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây. - Nêu được các thành phần chủ yếu của một mạng máy tính (máy tính và các thiết bị kết nối) và tên của một vài thiết bị mạng cơ bản như máy tính, cáp nối, Switch, Access Point,... - Giới thiệu tóm tắt được các đặc điểm và ích lợi chính của Internet. |
Tổ chức hướng dẫn để HS thực hành trên máy tính hoặc thiết bị thông minh có kết nối Internet.
HS không có thiết bị thì đến trường được học bù. |
Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin | ||
World Wide Web, thư điện tử và công cụ tìm kiếm thông tin | - Trình bày được sơ lược về các khái niệm WWW, website, địa chỉ của website, trình duyệt.
- Xem và nêu được những thông tin chính trên trang web cho trước. - Khai thác được thông tin trên một số trang web thông dụng như tra từ điển, xem thời tiết, tin thời sự,... - Nêu được công dụng của máy tìm kiếm. - Xác định được từ khoá ứng với một mục đích tìm kiếm cho trước. - Nêu được những ưu, nhược điểm cơ bản của dịch vụ thư điện tử so với các phương thức liên lạc khác. - Biết cách đăng kí tài khoản thư điện tử, thực hiện được một số thao tác cơ bản: đăng nhập tài khoản email, soạn và gửi email, thoát ra. |
Tổ chức hướng dẫn để HS thực hành trên máy tính hoặc thiết bị thông minh có kết nối Internet về khai thác được thông tin trên Internet và các thao tác cơ bản với thư điện tử.
HS không có thiết bị thì đến trường được học bù. |
Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số | ||
Đề phòng một số tác hại khi tham gia Internet
|
- Giới thiệu được sơ lược về một số tác hại và nguy cơ bị hại khi tham gia Internet.Nêu và thực hiện được một số biện pháp phòng ngừa cơ bản với sự hướng dẫn của giáo viên.
- Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và tập thể, nêu được ví dụ minh hoạ. - Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn. - Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và - Nhận diện được một số thông điệp (chẳng hạn email, yêu cầu kết bạn, lời mời tham gia câu lạc bộ,...) lừa đảo hoặc mang nội dung xấu. |
Tổ chức hướng dẫn để HS thực hành trên máy tính hoặc thiết bị thông minh có kết nối Internet về cách bảo vệ thông tin cá nhân và thực hành an toàn khi trao đổi thông tin trên mạng.
HS không có thiết bị thì đến trường được học bù. |
Chủ đề E. Ứng dụng tin học | ||
Soạn thảo văn bản cơ bản | - Trình bày được tác dụng của công cụ căn lề, định dạng, tìm kiếm, thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản.
- Thực hiện được việc định dạng văn bản, trình bày trang văn bản và in. - Sử dụng được công cụ tìm kiếm và thay thế của phần mềm soạn thảo. - Trình bày được thông tin ở dạng bảng. - Soạn thảo được văn bản phục vụ học tập và sinh hoạt hàng ngày. - Nêu được các chức năng đặc trưng củanhững phần mềm soạn thảo văn bản. |
Tổ chức hướng dẫn để HS thực hành trên máy tính hoặc thiết bị thông minh có phần mềm soạn thảo văn bản về một số nội dung: định dạng một văn bản, tìm kiếm thay thế,.. .
HS không có thiết bị thì đến trường được học bù. |
Sơ đồ tư duy và phần mềm sơ đồ tư duy | - Sắp xếp được một cách logic và trình bày được dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm.
- Giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy, nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi thông tin. - Sử dụng được phần mềm để tạo sơ đồ tư duy đơn giản phục vụ học tập và trao đổi thông tin. |
Tổ chức hướng dẫn để HS thực hành trên máy tính hoặc thiết bị thông minh có phần mềm sơ đồ từ duy.
HS không có thiết bị thì đến trường được học bù. |
Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính | ||
Khái niệm thuật toán và biểu diễn thuật toán | - Diễn tả được sơ lược khái niệm thuật toán, nêu được một vài ví dụ minh hoạ.
- Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối. - Biết được chương trình là mô tả một thuật toán để máy tính “hiểu” và thực hiện được. |
Trên đây là nội dung về Phụ lục 1 của Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận