Binh nhất hay Chiến sĩ bậc 1 đối với công an (tiếng Anh: Private first class), là một cấp bậc quân sự trong lực lượng vũ trang của nhiều quốc gia. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Binh nhất đóng vai trò gì trong quân đội? Cập nhật phù hiệu binh nhất. Mời các bạn tham khảo.
1. Quân đội nhân dân là gì?
Theo khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018, Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên.
Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
2. Binh nhất là gì?
Công dân phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân sau khi kết thúc khóa huấn luyện nghiệp vụ có thể được phong quân hàm Chiến sĩ bậc 1.
Đối với quân đội nhân dân, sau khi nhập ngũ và được cấp quân hàm Binh nhì, sau 6 tháng không vi phạm kỉ luật sẽ được thăng quân hàm lên Binh nhất (B1).
Cấp hiệu quân hàm Binh nhất có dạng hai vạch hình chữ V ">>" màu đỏ đối với quân đội và màu vàng đối với công an.
3. Vai trò của Binh nhất trong quân đội nhân dân Việt Nam
Theo quy định tại Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 về chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân được quy định cụ thể như sau:
– Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
– Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
– Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
– Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trong thời bình, Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện 3 chức năng cơ bản, đó là: đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất. Trong đó:
Đội quân chiến đấu là nhiệm vụ then chốt của Quân đội nhân dân Việt Nam. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Quân đội được tổ chức thành hai thành phần: Quân đội thường trực làm nòng cốt cùng lực lượng rộng rãi quần chúng vũ trang. Ba thứ quân: Bộ đội Chủ lực, Bộ đội Địa phương và Dân quân tự vệ.
Quân đội nhân dân tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài phù hợp, thường xuyên thực hành huấn luyện, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, vững vàng bản chất chính trị, nắm chắc tình hình đất nước, khu vực và quốc tế để có các biện pháp tác chiến phù hợp, đẩy mạnh hợp tác quốc tế; phân tích, dự báo đúng các tình huống, các nguy cơ có thể dẫn đến biến động chính trị; tham mưu với Đảng và Nhà nước có chủ trương và đối sách kịp thời, không để xảy ra bất ngờ về chiến lược.
Đội quân công tác (Công tác phục vụ nhân dân): Quân đội nhân dân luôn gắn bó mật thiết, đồng cam cộng khổ với nhân dân, có quan hệ máu thịt với nhân dân, là cầu nối vững chắc và tin cậy của chính quyền với nhân dân.
Là một trong các lực lượng nòng cốt trong công tác cứu hộ, cứu nạn, giúp dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, giảm nhẹ thiên tai, xả thân trong hiểm nguy để cứu tính mạng và tài sản của nhân dân.
Quân đội còn có nhiệm vụ vận động quần chúng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của chính quyền, phản bác lại các luận điểm bóp méo, bôi nhọ, không đúng sự thật.
Giải quyết hậu quả chiến tranh bao gồm: Rà, phá bom mìn, tẩy độc môi trường và các chính sách sau chiến tranh. Tại những khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, quân đội chịu cả trách nhiệm thực hiện công tác dân vận, đi đầu trong xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng này, phổ cập giáo dục và chăm sóc y tế với người dân.
Đội quân sản xuất: Các đơn vị quân đội luôn tận dụng mọi tiềm năng, nguồn lực lao động, đất đai, kỹ thuật…để đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tạo nguồn thực phẩm bổ sung tại chỗ, góp phần giữ ổn định và cải thiện đáng kể đời sống vật chất cho bộ đội.
Chức năng sản xuất của quân đội còn được thể hiện ở Các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp quốc phòng, các đơn vị làm kinh tế của quân đội… Hoạt động sản xuất kinh tế của lực lượng quân đội còn hướng tới giúp dân khai hoang, cải tạo đồng ruộng, xây dựng ruộng lúa nước, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc; hỗ trợ vốn làm nhà và cây con giống, giúp đỡ về kỹ thuật sản xuất, chống di dân và đón nhận dân ở tuyến sau đến định cư, giúp dân ổn định cuộc sống lâu dài.
4. Phù hiệu binh nhất
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
- Cành tùng mầu vàng, gồm hai loại:
- a) Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tướng;
- b) Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tá, cấp úy.
- Nền phù hiệu hình bình hành:
Lục quân mầu đỏ tươi, Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than. Nền phù hiệu của cấp tướng có viền mầu vàng rộng 5 mm ở 03 cạnh.
- Hình phù hiệu có mầu vàng:
Binh chủng hợp thành - Bộ binh: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;
Bộ binh cơ giới: Hình xe bọc thép đặt trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;
Đặc công: Hình dao găm đặt trên khối bộc phá, dưới có mũi tên vòng;
Tăng - Thiết giáp: Hình xe tăng nhìn ngang;
Pháo binh: Hình hai nòng súng thần công đặt chéo;
Hóa học: Hình tia phóng xạ trên hình nhân ben-zen;
Công binh: Hình cuốc, xẻng trên nửa bánh xe răng;
Thông tin: Hình sóng điện;
Bộ đội Biên phòng: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, trên vòng tròn không khép kín, trên hình vòng cung có ký hiệu đường biên giới Quốc gia;
Phòng không - Không quân: Hình sao trên đôi cánh chim;
Bộ đội nhảy dù: Hình máy bay trên dù đang mở;
Tên lửa: Hình tên lửa trên nền mây;
Cao xạ: Hình khẩu pháo cao xạ;
Ra-đa: Hình cánh ra-đa trên bệ;
Hải quân: Hình mỏ neo;
Hải quân đánh bộ: Hình mỏ neo trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;
Ngành Hậu cần - Tài chính: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, dưới có bông lúa;
Quân y, thú y: Hình chữ thập đỏ trong hình tròn;
Ngành Kỹ thuật: Hình com-pa trên chiếc búa;
Lái xe: Hình tay lái trên nhíp xe;
Cơ quan tiến hành tố tụng, kiểm soát quân sự: Hình mộc trên hai thanh kiếm đặt chéo;
Quân nhạc: Hình chiếc kèn và sáo đặt chéo;
Thể dục thể thao: Hình cung tên;
Văn hóa nghệ thuật: Hình biểu tượng âm nhạc và cây đàn.
*Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định kiểu mẫu, mầu sắc biển tên, biểu tượng quân chủng, binh chủng, lô gô của các đối tượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Như vậy, tùy vào từng đơn vị và chức năng mà Phù hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ có đôi chút khác nhau.
Căn cứ vào điểm d Điều 8 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về phù hiệu kết hợp cấp hiệu của binh sĩ như sau:
- d) Binh sĩ: Gắn hình phù hiệu, sao mầu vàng. Số lượng sao:
Binh nhất: 02 sao;
Binh nhì: 01 sao.
Trên đây là tất cả thông tin về Binh nhất đóng vai trò gì trong quân đội? Cập nhật phù hiệu binh nhất mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!
Nội dung bài viết:
Bình luận