Phụ cấp lưu động là gì? Quy định về phụ cấp lưu động [2024]

Khi điều kiện sinh hoạt, nơi làm việc, chỗ ở của người dân gặp khó khăn vì họ thường xuyên phải thay đổi địa điểm thì phụ cấp là một chế độ nhằm đảm bảo cuộc sống của người lao động. Vậy phụ cấp lưu động là gì? Mức phụ cấp lao động sẽ được tính như thế nào? Trong bài viết này, ACC sẽ giúp bạn đọc giải đáp những vướng mắc liên quan đến nội dung phụ cấp lưu động là gì.

phụ cấp lưu động là gì

Phụ cấp lưu động là gì?

1. Căn cứ pháp lý

Thông tư 06/2005/TT-BNV về Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động.

2. Phụ cấp lưu động là gì?

Khái niệm phụ cấp lưu động là gì được hiểu là cho những người làm một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi nơi ở, nơi làm việc, điều kiện sinh hoạt không ổn định có nhiều khó khăn mà tính chất lưu động của công việc chưa được xác định trong mức lương.

Nói cách khác, những cá nhân đáp ứng điều kiện về tính “lưu động” trong quá trình làm việc, công tác sẽ được hưởng khoản phụ cấp lưu động này.

3. Quy định pháp luật về phụ cấp lưu động là gì?

Phụ cấp lưu động là gì được quy định tại Thông tư 06/2005/TT-BNV, theo đó người lao động được hưởng tiền lương và các chế độ phụ cấp theo quy định của Bộ luật lao động về chế độ tiền lương.

Ngoài ra, đối với công chức, viên chức làm việc thường xuyên di chuyển, thay đổi chỗ ở, nơi làm việc, điều kiện sinh hoạt không ổn định thì được hưởng phụ cấp lưu động.

– Người lao động làm việc thường xuyên phải di chuyển nơi ở, nơi làm việc ví dụ như thi công các công trình xây dựng; khảo sát, tìm kiếm, khoan thăm dò khoáng sản; khảo sát, đo đạc địa hình, địa chính, khảo sát xây dựng chuyên ngành, sửa chữa, duy tu đường bộ, đường sắt; nạo vét công trình đường thủy và công việc có điều kiện tương tự.

– Công chức, viên chức làm việc mà phải thường xuyên di chuyển, thay đổi chỗ ở, nơi làm việc, điều kiện sinh hoạt không ổn định

Những đối tượng sau được hưởng phụ cấp lưu động là gì? Bạn đọc có thể theo dõi dưới đây:

Nhóm 1

– Tổ, đội công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét, bướu cổ ở vùng trung du;

– Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, làm nhiệm vụ xóa mù chữ và phổ cập giáo dục (trong 01 tháng có từ 15 ngày trở lên đi đến các thôn, bản, phum, sóc);

Nhóm 2:

– Tổ, đội khoan, thăm dò thuộc các liên đoàn địa chất;

– Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm thuộc liên đoàn địa chất khu vực;

– Tổ, đội khảo sát, đo đạc khí tượng thủy văn;

– Tổ, đội điều tra, đo đạc nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản;

– Tổ, đội chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét, bướu cổ ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, nơi xa xôi hẻo lánh;

– Tổ, đội thường xuyên tăng cường đi xã, thôn, bản ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, nơi xa xôi hẻo lánh để khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân nơi đó.

Nhóm 3 – Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm khoáng sản thuộc liên đoàn địa chất chuyên đề; – Tổ, đội khảo sát, đo đạc xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dùng, đo đạc địa hình;

– Tổ, đội khảo sát, điều tra rừng;

– Tổ điều tra, sưu tầm dược liệu quý, hiếm ở các miền núi cao, biên giới, hải đảo, nơi xa xôi, hẻo lánh

4. Cách tính phụ cấp lưu động

Bên cạnh việc phân tích khái niệm phụ cấp lưu động là gì, thì nội dung bạn đọc cần quan tâm tiếp theo chính là cách tính phụ cấp lưu động để áp dụng cho đúng.

Phụ cấp lưu động được tính trả theo số ngày thực tế lưu động và được trả cùng kỳ lương hàng tháng theo công thức sau:

Mức tiền phụ cấp lưu động = Mức lương tối thiểu chung x Hệ số phụ cấp lưu động x Số ngày thực tế lưu động trong tháng
Số ngày làm việc tiêu chuẩn 1 tháng (22 ngày)

Mức lương cơ sở theo quy định hiện hành là 1.490.000 đồng/ tháng.

Phụ cấp lưu động không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

- Các đối tượng hưởng chế độ phụ cấp lưu động thì không hưởng chế độ công tác phí.

- Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp lưu động:

Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảo toàn bộ, phụ cấp lưu động do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;

Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp lưu động do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.

5. Những câu hỏi thường gặp.

Mức phụ cấp và cách tính phụ cấp?

Đối với người lao động, khoản tiền phụ cấp sẽ do người sử dụng lao động căn cứ vào tính chất công việc mà người lao động đang thực hiện để quyết định mức phụ cấp. Tuy nhiên mức phụ cấp không được vượt quá 10% tiền lương của công việc hoặc tiền lương trong bảng lương.

Đối với công chức, viên chức mức phụ cấp lưu động được tính dựa trên mức lương cơ sở nhân với hệ số.

Trong đó, hệ số được phân thành 3 cấp như sau:

– Hệ số 0,2 tương ứng với những người làm việc ở các đơn vị thuộc nhóm 1 (Đã nêu ở trên);

– Hệ số 0,4 tương ứng với những người làm việc ở các đơn vị thuộc nhóm 2 (Đã nêu ở trên);

– Hệ số 0,6 tương ứng với những người làm việc ở các đơn vị thuộc nhóm 3 (Đã nêu ở trên); Mức lương cơ sở theo quy định hiện hành là 1,49 triệu đồng/ tháng.

Phụ cấp xăng xe, điện thoại có phải đóng thuế TNCN không?

– Về khoản phụ cấp tiền thuê nhà, xăng xe, phụ cấp chuyên cần: Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân không bao gồm phụ cấp xăng xe. Và căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không bao gồm hỗ trợ xăng xe.
– Về khoản phụ cấp tiền điện thoại: khoản khoán chi tiền điện thoại cho cá nhân được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp Công ty chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Phụ cấp xăng xe, điện thoại có phải đóng BHXH bắt buộc không?

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 và Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì các khoản thu nhập sau đây sẽ không tính vào tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc. Theo quy định này, phụ cấp xăng xe, điện thoại, tiền ăn trưa không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không thuộc thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc).

Các khoản phụ cấp theo lương với cán bộ, công chức, viên chức về trả lương theo vị trí việc làm là gì?

Theo như Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 quy định thì năm 2022, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được áp dụng 7 khoản phụ cấp theo lương với cán bộ, công chức, viên chức về trả lương theo vị trí việc làm. Cụ thể như sau:
– Phụ cấp kiêm nhiệm
– Phụ cấp thâm niên vượt khung
– Phụ cấp khu vực
– Phụ cấp trách nhiệm công việc
– Phụ cấp lưu động
– Phụ cấp theo nghề
– Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn

Như vậy, bài viết trên đây với tựa đề phụ cấp lưu động là gì của ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về phụ cấp lưu động là gì và những thông tin liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc hay quan tâm đến phụ cấp lưu động là gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo