Phòng tư pháp là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng tư pháp

Phòng Tư pháp là một cơ quan chuyên môn thuộc hệ thống hành chính nhà nước ở cấp huyện, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện, giám sát và đảm bảo tuân thủ luật pháp tại địa phương. Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng ACC tìm hiểu nhé.
cong-ty-chung-khoan-la-gi-vai-tro-cua-no-ra-sao-3

Phòng tư pháp là gì?

1. Phòng tư pháp là gì?

Phòng tư pháp là một cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tại cấp huyện, có trách nhiệm chịu sự quản lí toàn diện của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Nhiệm vụ chính của Phòng tư pháp là tham mưu, hỗ trợ Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tư pháp. Cụ thể, Phòng tư pháp thường có các chức năng như tham mưu về xây dựng văn bản pháp luật, kiểm tra và phổ biến pháp luật, hỗ trợ trong việc thi hành án dân sự, chứng thực và hộ tịch, cùng nhiều công việc khác liên quan đến tư pháp.

Hệ thống cơ quan tư pháp bao gồm Bộ Tư pháp ở cấp trung ương, Sở Tư pháp ở cấp tỉnh, và Phòng Tư pháp ở cấp huyện. Mỗi cấp độ này có trách nhiệm riêng trong việc thực hiện các nhiệm vụ tư pháp và phối hợp với các cơ quan khác để đảm bảo việc thi hành pháp luật được hiệu quả. Đồng thời, cần phải phân biệt hệ thống cơ quan tư pháp với hệ thống cơ quan tư pháp - xét xử, với toà án là một phần quan trọng của hệ thống xét xử tư pháp ở mọi cấp độ.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng tư pháp

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 07/2020/TT-BTP quy định:

2.1. Nhiệm vụ của phòng tư pháp

Phòng Tư Pháp có các nhiệm vụ sau đây:

1. Hỗ trợ Ủy ban nhân dân quận trong việc quản lý thống nhất việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của quận (theo thẩm quyền quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật).

- Tham gia soạn thảo hoặc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Ủy ban nhân quận.

- Được Ủy ban nhân dân quận ủy nhiệm xem xét và có ý kiến về mặt pháp lý đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan khác của Uỷ ban nhân dân quận trước khi trình Ủy ban nhân dân quận ban hành.

- Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân quận ban hành.

- Tổ chức thu thập ý kiến của nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận và hướng dẫn của Giám đốc Sở Tư Pháp.

2. Là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện công tác tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do quận ban hành; tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân phường ban hành.

3. Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật; kết hợp với các ngành tổ chức việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân.

4. Thực hiện một số hành vi chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận uỷ quyền hoặc thuộc thẩm quyền.

5. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận thực hiện công tác cải chính hộ tịch, sao lục hộ tịch thuộc thẩm quyền của quận; quản lý, lưu trữ sổ bộ, biểu mẫu theo quy định; hướng dẫn nghiệp vụ công tác hộ tịch tại 15 phường.

6. Hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của Ban Tư Pháp 15 phường.

7. Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở dịch vụ pháp lý đóng trên địa bàn quận.

8. Thực hiện một số mặt công tác khác do Ủy ban nhân dân quận giao và Sở Tư Pháp có yêu cầu theo đúng chức năng của phòng (tham gia hội đồng tư vấn đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, xử phạt vi phạm hành chính, Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, cải cách hành chính, Hội đồng nghĩa vụ quân sự, quy chế dân chủ cơ sở…).

2.2. Quyền hạn Phòng tư pháp

Phòng Tư Pháp có các quyền hạn sau:

1. Trưởng phòng được ký tên, đóng dấu Ủy ban nhân dân quận trên các văn bản chính thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng theo quy chế uỷ quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; ký tên, đóng dấu Phòng Tư pháp trên các văn bản giao dịch, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng.

2. Triệu tập các cuộc họp với đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai hướng dẫn các chủ trương, chính sách có liên quan đến ngành.

3. Tham gia các cuộc họp của Ủy ban nhân dân quận, phường để nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động liên quan đến ngành.

Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên, Phòng Tư Pháp được Ủy ban nhân dân quận uỷ quyền thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn xét thấy cần thiết do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quy định cụ thể bằng văn bản.

3. Vị trí và chức năng của Phòng Tư pháp

Vị trí và chức năng của Phòng Tư pháp như sau:

  1. Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm tham mưu, hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực sau đây:

    • Công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
    • Theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
    • Kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
    • Phổ biến, giáo dục pháp luật.
    • Hòa giải ở cơ sở.
    • Trợ giúp pháp lý.
    • Nuôi con nuôi.
    • Hộ tịch.
    • Chứng thực.
    • Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các công tác tư pháp khác theo quy định pháp luật.
  2. Phòng Tư pháp được xác định là một pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Phòng Tư pháp chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền. Đồng thời, Phòng Tư pháp cũng phải tuân thủ sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ từ Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo