Phóng tác là gì? (Cập nhật 2024)

Tìm hiểu các quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ, chúng ta có thể bắt gặp thuật ngữ phóng tác. Vậy phóng tác là gì? Pháp luật có quy định thế nào về phóng tác? Mời quý khách hàng cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

phóng tác là gì

Phóng tác là gì?

1. Phóng tác là gì?

Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định như sau:

Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

Theo quy định nêu trên, phóng tác chính là tác phẩm phái sinh. Phóng tác là việc mô phỏng theo nội dung của một tác phẩm đã có trước đó, chuyển đổi tác phẩm từ thể loại này sang một thể loại khác, mục đích là tạo ra một tác phẩm có hình thức thể hiện khác so với hình thức thể hiện của ban đầu của tác phẩm.

Ví dụ về phóng tác: Đoạn trường Tân Thanh (tác giả Nguyễn Du) là tác phẩm phóng tác từ tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện.

2. Đặc điểm của phóng tác

- Cơ sở hình thành phóng tác là một tác phẩm hoặc những tác phẩm đã ra đời, đã tồn tại. Tác phẩm đã tồn tại có thể còn/hết thời hạn bảo hộ quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản.

- Hình thức thể hiện của phóng tác: quyền tác giả không bảo hộ những nội dung về ý tưởng mà chỉ bảo hộ những ý tưởng đã được thể hiện dưới dạng hình thức. Ngoài ra, tác phẩm phóng tác không phải là bản sao của tác phẩm phẩm gốc.

- Tính nguyên gốc, tác phẩm phóng tác phải do chính tác giả tự mình làm nên, không sao chép từ những tác phẩm khác. Đây cũng chính là một điều kiện để có thể đăng ký bảo hộ cho phóng tác.

- Dấu ấn của tác phẩm gốc trong phóng tác: Tác phẩm phóng tác phải đảm bảo tính nguyên gốc của tác phẩm. Tuy nhiên, dấu ấn của tác phẩm gốc phải được thể hiện trong phóng tác.

3. Quyền của tác giả đối với phóng tác

- Người thực hiện phóng tác chính là tác giả của phần phóng tác và được hưởng quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Cần lưu ý là việc phóng tác tác phẩm phải được sự đồng ý của tác giả, của chủ sở hữu tác phẩm gốc và phải trả thù lao cho tác giả, cho chủ sở hữu tác phẩm. Bên cạnh đó, trong tác phẩm phóng tác phải ghi tên của tác giả và tên bản gốc tác phẩm đó.

- Tác phẩm phóng tác thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả, theo đó tác giả có các quyền về nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm do mình phóng tác.

Căn cứ Điều 19, Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

  • Đặt tên cho tác phẩm;
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Trên đây là những thông tin cơ bản trả lời cho vấn đề phóng tác là gì mà ACC cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (675 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (1)

    Đặng Nguyễn
    Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều) là ví dụ của tác phẩm phái sinh (cải biên) chứ không phải là ví dụ của tác phẩm phái sinh (phóng tác)
    TRẢ LỜI
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo