Phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng sức khoẻ

Phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng sức khỏe là nhiệm vụ của toàn dân. Bởi ngày nay vẫn còn tồn tại rất nhiều những trường hợp đánh nhau xâm phạm đến sức khỏe con người, đặc biệt là môi trừơng học đường. Chính vì vậy, để phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng sức khỏe cần tổ chức thực hiện ngay trong chính trường học là vấn đề cấp bách nhất. Vậy phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng sức khỏe là gì mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Toi Pham Dac Biet Nghiem Trong 1008160634
Phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng sức khoẻ

 

1 Khái niệm phòng ngừa tội phạm

Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của tất cả các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án, các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội và của mọi công dân trong xã hội áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau hướng vào thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng như loại bỏ các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành phẩm chất cá nhân tiêu cực, đồng thời từng bước hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.

2. Tình hình tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm trong nhà trường

Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội liên tiếp xuất hiện các clip học sinh các trường THCS, THPT ở một số tỉnh, thành như Cao Bằng, Tuyên Quang, Hải Phòng, Cà Mau, TP Hà Nội…đánh nhau ở ngay trong lớp học hoặc bên ngoài khuôn viên nhà trường, trong các clip này, không chỉ hai học sinh đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn, mà cả một nhóm học sinh xông vào đánh, đấm, giẫm đạp lên người, lên đầu, thậm chí dùng cả gậy, mũ bảo hiểm đánh bạn một cách tàn bạo, nạn nhân chỉ biết van xin, không thể phản kháng, trong khi đó rất nhiều bạn bè đứng xung quanh nhưng không có hành động gì để can ngăn, thậm chí còn cổ vũ, đáng lưu ý hiện tượng bạo lực hiện nay không chỉ diễn ra trong nam sinh mà còn lan sang cả nữ sinh và ngày càng gia tăng. Những clip này là cú sốc lớn đối với phụ huynh và toàn xã hội khi tất cả mọi người đều nghĩ rằng các em đến trường đều chuyên tâm học hành, được đùm bọc trong sự thương yêu của thầy cô, bạn bè.

3. Nguyên nhân tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm trong nhà trường

- Yếu tố sinh học:

  • Mắc chứng tăng động
  • Khó kiểm soát bản thân, hấp tấp, bốc đồng
  • Có khiếm khuyết về mặt tâm lý ( như Chứng thiếu chú ý, Rối loạn tăng động giảm chú ý, Rối loạn thách thức đối lập, Rối loạn ứng xử

- Yếu tố tâm lý

  • Sớm bộc lộ thái độ chống đối xã hội
  • Kết quả học tập không tốt, các kỹ năng nhận biết kém phát triển, có vấn đề trong việc lĩnh hội kiến thức, ít hứng thú với trường lớp và việc học, tỷ lệ vắng mặt trên lớp cao và thường xuyên bị nhà trường đuổi học dẫn đến tâm lý  càng ngày càng chán nản chỉ thích chơi không thích học
  • Thể hiện sự yếu kém trong kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán và kỹ năng đọc hiểu  và tư duy; không có khả năng nhận biết và lường trước được hậu quả từ một hành động của ai đó; thể hiện sự liều lĩnh thái quá, thất bại trong việc tìm kiếm  các giải pháp tích cực cho một vấn đề
  • Ít xuất hiện thái độ đồng cảm

- Yếu tố xã hội

  • Cấu trúc xã hội: Sự phát triển của kinh tế thị trường cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật dẫn đến sự tiếp cận nhanh chóng của các học sinh đối với những văn hóa phẩm độc hại thông qua mạng xã hội.
  • Quá trình xã hội:

Gia đình: Bố mẹ chỉ mải mưu cầu về kinh tế, chính trị, quyền lực mà buông lỏng việc giáo dục, quản lý con cái. Đau lòng hơn nữa có những trường hợp có nhiều bậc cha mẹ sử dụng, lợi dụng con cái tham gia thực hiện tội phạm như trộm cắp, buôn người, buôn bán ma túy, cướp tài sản...

Nhà trường: Hiện nay các cơ sở giáo dục quá chú trọng vào việc dạy chữ, chứ chưa chú trọng dạy các em về  kỹ năng sống, kỹ năng  làm người. Công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường được triển khai rộng khắp nhưng phần lớn mang tính hình thức, nên hiệu quả mang lại không cao, các em học sinh không nhận thức được nhiều về pháp luật. Việc kết hợp trong giáo dục giữa nhà trường và gia đình để quản lý học sinh đã được thiết lập, nhưng hiệu quả chưa cao.

Xã hội: Chính quyền các cấp, các đoàn thể, cơ quan pháp luật chưa thực sự chú ý tới công tác phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội, mới chỉ tập trung khi có vi phạm pháp luật xảy ra đối với lứa tuổi này thì chống (trừng phạt) là chính nên tính chủ động cũng như hiệu quả không cao.

- Vai trò nhà trường trong phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

  •  Cung cấp thông tin về tình hình tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
  • Tuyên truyền về tác hại, hệ lụy của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đối với học sinh, sinh viên, học viên
  • Tuyên truyền về các thủ đoạn hoạt động của tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
  • Tuyên truyền chính sách, quy định của nhà nước về công tác phòng, chống các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
  • Tuyên truyền, giáo dục phòng chống các tội phạm xâm phạm tính mạng, súc khỏe, danh dự, nhân phẩm trong trường học
  • Phổ biến cho học sinh, sinh viên, học viên trong các nhà trường và các cơ sở giáo dục trên địa bàn về các biện pháp phòng, chống các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
  • Phối hợp với gia đình, các ngành, các cấp chính quyền trên địa bàn để ngăn chặn, xây dựng kế hoạch phòng chống các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

- Giải pháp để nâng cao vai trò của nhà trường trong phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

  • Nhà trường cần có biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức của các em học sinh về hành động, hậu quả của hành động bạo lực. Với những học sinh cá biệt, có biểu hiện “đầu gấu” thì phải khoanh vùng, phối hợp cùng gia đình uốn nắn, giúp đỡ các em, lôi kéo các em vào các phong trào của lớp, tạo sân chơi lành mạnh làm cho các em đỡ nhàm chán.
  • Nhà trường cần chủ động trao đổi thông tin với gia đình các em học sinh và chính quyền địa phương để nắm tình hình, quản lý và giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc diễn biến tư tưởng của học sinh, không để các hành vi tiêu cực, bạo lực xảy ra. Cần chú trọng việc dạy các môn học giáo dục công dân, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, trang bị cho học sinh nhận thức đúng đắn để các em có hành động đẹp, biết yêu thương, tôn trọng bạn bè.
  • Trong đó ngoài việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống vào nội dung, chương trình môn học thì nhà trường tăng cường tư vấn tâm lý, kỹ năng ứng xử, giải quyết mâu thuẫn cho học sinh, nhất là giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội và cách ứng xử trên mạng xã hội. Đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tạo sân chơi lành mạnh, giúp học sinh nhận thức được các bài học của lòng nhân ái, bao dung, sự tôn trọng và trách nhiệm của bản thân với những người xung quanh…

4. Câu hỏi thường gặp

Pháp luật đối nhà trường trong phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Theo Hiến pháp 2013: Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. 
  • Theo BLHS 2015: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm được quy định tại chương XIV BLHS 2015
  • Theo Điều 10 Luật Phòng chống ma túy 2000 sửa đổi, bổ sung 2008 và Điều 8 Luật Phòng chống ma túy 2021 quy định trách nhiệm của cơ sở giáo dục.
  • Chính phủ đã ban hành Quyết định số 623/QĐ-TTg về Phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 theo điểm c khoản 1 Điều 1: “ … coi trọng công tác phòng ngừa xã hội từ cộng đồng, gia đình và ngay từ cơ sở; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm chấp hành pháp luật, tích cực, tự giác tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm…”
  • Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
  • Quyết định 5886/QĐ-BGDĐT 2017 của Bộ Giáo dục và đào tạo Ban hành chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017 – 2021.
  • Chỉ thị 993/CT-BGDĐT 2019 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục

Hạn chế của quy định pháp luật đối với phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe là gì?

Bên cạnh những mặt đạt được thì pháp luật còn bộc lộ những bất cập trong áp dụng pháp luật đối với người phạm tội đặc biệt là đối với người dưới 18 tuổi: Cùng một hành vi phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng do cố ý (hình phạt tù trên 02 năm), những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi (là trẻ em) có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; còn người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lại không bị áp dụng. Điều bất cập trên nằm ở khoản 2, 3, 4 Điều 419 của BLTTHS 2015. Do đó, theo quy định tại Điều 419 của BLTTHS 2015, đã bỏ lọt toàn bộ trường hợp, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, phạm tội ít nghiêm trọng do cố ý mà hình phạt tù trên 02 năm thì sẽ không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, kể cả khi có căn cứ xác định người đó tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

- Kiến nghị nâng cao hiệu quả pháp luật:

  • Hoàn thiện các quy định pháp luật về ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và các quy định đối với người dưới 18 tuổi.
  • Tích cực phối hợp hiệu quả tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật giữa nhà trường với gia đình và các cơ quan chức năng.

XEM THÊM:>>>Dấu hiệu của tội phạm hình sự

Trên đây là bài viết về Phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng sức khoẻ. Nếu có bất kì thắc mắc nào vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua các địa chỉ đã ghim bên dưới để được giải đáp kịp thời. Trân trọng cảm ơn!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo