Một trong những hoạt động quan trọng nhất của cơ quan nhà nước, xã hội và toàn thể cộng đồng nhằm xây dựng một đất nước phát triển đó là phòng ngừa tội phạm. Vậy phòng ngừa tội phạm là gì? Bài viết này ACC xin gửi tới bạn đọc những thông tin cơ bản liên quan đến nội dung phòng ngừa tội phạm là gì.
Phòng ngừa tội phạm là gì?
1. Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 được ban hành quy định về tội phạm và hình phạt. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm...
2. Phòng ngừa tội phạm là gì?
Phòng ngừa tội phạm được hiểu là hoạt động nhằm không cho tội phạm xảy ra. Mục đích phòng ngừa tội phạm không phải là hoạt động hướng tới tội phạm đã xảy ra - tội phạm hiện thực mà là nhằm không cho tội phạm xảy ra.
Phòng ngừa tội phạm là gì có thể được định nghĩa như sau: "Phòng ngừa tội phạm là hoạt động có tính chủ động và tổng hợp của Nhà nước, của xã hội và của mọi công dân hướng tới việc hạn chế, ngăn ngừa sự hình thành các thành tố tạo thành nguyên nhân của tội phạm hoặc làm cho các thành tố này không phát huy được tác dụng để loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm, ngăn ngừa tội phạm xảy ra."
3. Nội dung phòng ngừa tội phạm là gì
Bên cạnh việc tìm hiểu khái niệm phòng ngừa tội phạm là gì thì chúng ta sẽ phân tích đặc điểm các biện pháp phòng ngừa tội phạm để hiểu rõ hơn về nội dung này:
-Các biện pháp phòng ngừa tội phạm phải được xây dựng trên cơ sở khảo sát, đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình tội phạm đã xảy ra, dự báo tình hình tội phạm sẽ xảy ra, xuất phát từ các giải thích về nguyên nhân của tội phạm.
-Việc ngăn ngừa sự hình thành cũng như loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm là một trong số các biện pháp phòng ngừa tội phạm được xây dựng trên cơ sở xác định đúng nguyên nhân của tội phạm.
-Các biện pháp phòng ngừa tội phạm được đưa ra cũng đòi hỏi phải phù hợp với điều kiện thực tế cho phép để đảm bảo tính khả thi.
-Các biện pháp phòng ngừa tội phạm cần hướng tới những người có nguy cơ phạm tội như người đã phạm tội, người đã có hành vi vi phạm hướng tới những người hoặc tổ chức có khả năng trở thành nạn nhân của tội phạm.
- Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hướng tới những người có nguy cơ phạm tội là nhằm kiểm soát, hạn chế, loại trừ điều kiện phạm tội cũng như nhằm giáo dục, răn đe để kiềm chế ý định phạm tội của họ.
- Với mục đích hướng tới những người hoặc tổ chức có khả năng trở thành nạn nhân của tội phạm bao gồm các biện pháp ngăn ngừa được thực hiện bởi Nhà nước và xã hội nhằm bảo vệ các đối tượng này cũng như các biện pháp cảnh báo để chính họ có các biện pháp ngăn ngừa, tự bảo vệ mình.
- Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hướng tới khả năng phát sinh “tình huống tiêu cực” của môi trường bao gồm các biện pháp phòng ngừa bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm giảm thiểu các “tình huống tiêu cực” mà các tình huống này có thể góp phần tạo ra các phẩm chất tiêu cực của con người cũng như góp phần thúc đẩy việc phạm tội.
4. Mục đích đấu tranh phòng ngừa tội phạm là gì
Việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm mang những mục đích sau:
-Thứ nhất, loại trừ và xóa bỏ các tác nhân là điều kiện tạo thuận lợi việc phát sinh ra tội phạm.
-Thứ hai, việc nghiên cứu môi trường sống xung quanh các nguyên nhân và điều kiện phạm tội và người phạm tội, qua đó hạn chế, ngăn ngừa những hiện tượng có ảnh hưởng bất lợi và không đúng đến việc hình thành các phẩm chất cá nhân tiêu cực chống đối xã hội của bản thân người phạm tội.
-Thứ ba, từ các phân tích đó có căn cứ đưa ra các giải pháp tổng thể và có hệ thống phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực và tội phạm, các tác nhân ảnh hưởng và những thiếu sót trong cơ chế quản lý về các mặt trong đời sống và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và các ngành luật khác.
5. Những câu hỏi thường gặp
Chủ thể của việc phòng ngừa tội phạm?
Chủ thể chính của hoạt động phòng ngửa tội phạm bao gồm: các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội và công dân.
Phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm?
– Xét về tính chất tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm có thể phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm thành 2 nhóm sau:
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm cơ bản – gián tiếp và
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thứ cấp – trực tiếp)
Phòng ngừa tội phạm là gì?
Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội của toàn thể cộng đồng và công dân nhằm nhanh chóng và sớm phát hiện, ngăn chặn, khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tình 4 làm giảm tội phạm.
Biện pháp phòng ngừa tội phạm là gì ?
Biện pháp phòng ngừa tội phạm là Hệ thống các biện pháp, cách thức do các cơ quan chức năng có thẩm quyền, các tổ chức xã hội và công dân thực hiện nhằm hạn chế, ngăn chặn, loại trừ nguyên nhân điều kiện phạm tội.
Như vậy, bài viết trên đây với tựa đề phòng ngừa tội phạm là gì của ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về phòng ngừa tội phạm là gì và những thông tin liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc hay quan tâm đến phòng ngừa tội phạm là gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận