Trải qua nhiều thời kỳ phát triển suốt hàng trăm năm, hiện nay Việt Nam đã và đang là một quốc gia có nền kinh tế vững vàng và một xã hội ổn định. Trước đó, khi đất nước còn nằm trong thời kỳ phong kiến tuy lạc hậu nhưng cũng đã gây dựng những nền tảng nhất định cho đất nước thời bấy giờ. Vậy phong kiến là gì? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu về kiểu nhà nước này trong bài viết dưới đây và sự ra đời, phát triển của nhà nước phong kiến thời đó.
1. Khái niệm phong kiến là gì?
- Hiểu khái niệm phong kiến là gì được giải thích trong từ điển Hán Việt như sau:
“Phong Kiến là phong tước và kiến quốc chỉ việc nhà vua phong tước, chia đất để chư hầu dựng nước ở khu vực đã được phong”.
- Theo đó, trong chế độ phong kiến, các địa chủ là người được nắm giữ toàn bộ ruộng đất trong tay. Nông dân hoặc nông nô được sử dụng ruộng đất để cày cấy tạo ra lương thực khi được địa chủ giao cho và tổ chức thu địa tô định kỳ. Đông thời, phải nộp một phần hoa lợi thu được từ việc sản xuất trên ruộng đất được giao đó.
- Địa chủ là những người đứng đầu cơ quan pháp luật, xây dựng nhà nước do Vua đứng đầu với mục đích đàn áp và bóc lột giai cấp nông nô.
2. Bản chất của pháp luật phong kiến
Pháp luật phong kiến là gì có nhiều sự tiến bộ hơn so với kiểu pháp luật chủ nô nhưng vẫn còn lạc hậu và chưa mang những tính chất tích cực. Bản chất của pháp luật phong kiến được tạo thành bởi những yếu tố về: điều kiện kinh tế, xã hội, quan hệ sản xuất.
- Pháp luật phong kiến mang bản chất giai cấp bởi nó là ý chí của giai cấp nắm giữ quyền và tài sản lớn nhất là: địa chủ.
- Pháp luật thời kỳ này được xây dựng như là một công cụ để địa chủ có thể giữ vững được trật tự xã hội mà trong đó địa chủ là người nắm quyền lực và làm chủ sản xuất. Do đó, những quy định pháp luật trong thời kỳ này thường thể hiện sự bất bình đẳng giữa các giai cấp.
- Bên cạnh đó, pháp luật thời kỳ này còn là công cụ để nhà nước quản lý và thực hiện những công việc chung của xã hội nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước.
- Ví dụ: Trong Bộ Quốc triều hình luật của nhà Lê có rất nhiều các quy định được đặt ra để nhằm mục đích thiết lập trật tự xã hội như: Thể lệ chia ruộng đất công, chia thừa kế. Những chế định này hiện nay vẫn được tiếp thu tại Bộ luật dân sự năm 2015.
3. Đặc trưng của pháp luật phong kiến
Những đặc trưng của pháp luật phong kiến là gì bao gồm những nội dung cơ bản dưới đây:
Pháp luật phong kiến là pháp luật giai cấp và đặc quyền
- Pháp luật phong kiến trao quyền lực cao nhất thuộc về Vua, sau đó là các địa chủ và tăng lữ. Theo đó, những giai cấp này có rất nhiều quyền trong việc xét xử, đưa ra luật lệ đối với nông dân.
- Tính chất đặc quyền được thể hiện ở việc các chế tài, hình phạt được xây dựng dựa vào đẳng cấp của người phạm tội và người bị hại.
+ Người thuộc đẳng cấp dưới có hành vi xâm hại đến người thuộc đẳng cấp trên thì bị trừng trị rất nặng.
+ Người thuộc đẳng cấp trên xâm hại người thuộc đẳng cấp dưới sẽ hưởng hình phạt nhẹ hơn.
Pháp luật phong kiến mang tính dã man, tàn bạo
- Những hình phạt của pháp luật phong kiến được đặt ra thường nhằm mục đích gây đau đớn về thể xác cho người vi phạm, bên cạnh đó có các hình phạt gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần như: làm nhục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Một số hình phạt được quy định như: chém đầu, treo cổ, dìm nước, tứ mã phanh thây, ném vào vạc dầu.
2. Những câu hỏi thường gặp.
Bản chất chế độ phong kiến?
Chế độ phong kiến là chế độ địa chủ bóc lột nông dân. Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là phương thức sản xuất phong kiến với nét đặc trưng là chế độ chiếm hữu ruộng đất của vua chúa phong kiến và giai cấp địa chủ. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội là giai cấp nông dân.
Chế độ phong kiến được chia làm hai giai cấp là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Giai cấp thống trị bao gồm các vua chúa, địa chủ và giai cấp bị trị chính là những người nông dân bị bóc lột sức lao động.
Đối với các nhà nước phong kiến thì bộ máy nhà nước là công cụ phục vụ và bảo vệ quyền lợi của vua chúa phong kiến và địa chủ, đồng thời, là công cụ trấn áp giai cấp nông dân và những người lao động khác trong xã hội.
Hình thức phổ biến của nhà nước phong kiến là chính thể quân chủ chuyên chế với quyền lực vô hạn của vua chúa.
Bộ máy nhà nước phong kiến mặc dù chưa có sự phân chia cũng như thực hiện quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhưng ở trung ương cũng đã hình thành nên các bộ với những chức năng khác nhau, còn ở địa phương, các quan lại vừa thực hiện quyền cai trị hành chính, đồng thời, vừa là thực hiện chức năng xét xử.
Phong kiến tiếng Anh là gì?
Phong kiến tiếng anh là ” feudal society”.
Xã hội phong kiến là gì?
Xã hội phong kiến là chế độ xã hội theo sau xã hội cổ đại, và được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Do vậy, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Nhà nước phong kiến là gì?
Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ hoặc xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy. Bản chất của nhà nước phong kiến thể hiện ở việc xây dựng bộ máy chuyên chính của vua chúa phong kiến và địa chủ.
Như vậy, pháp luật thời kỳ phong kiến là gì còn mang tư tưởng lạc hậu và được xây dựng để bảo vệ cho kẻ mạnh chứ không đề cao việc bình đẳng, công bằng và nhân đạo. Nếu bạn đọc còn có những vướng mắc nào khác về vấn đề này hoặc có bất kỳ những vấn đề pháp lý nào khác hay liên hệ với Công ty luật ACC để được tư vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý. Chúng tôi cam kết đem lại chất lượng dịch vụ uy tín nhất đến khách hàng.
Nội dung bài viết:
Bình luận