Thông tin về văn phòng Công Chứng Số 1 Thành phố Huế - Thông Tin Mới Nhất

Công chứng đã và đang là một trong những chủ đề được đông đảo quý bạn đọc quan tâm. Bởi lẽ, trong cuộc sống thường ngày cũng như trong dân sự, kinh tế, thương mại khi có tranh chấp xảy ra, các đương sự hay có xu hướng tìm kiếm những chứng cứ nhằm bênh vực cho lý lẽ của mình hoặc bác bỏ lập luận của đối phương. Để giúp phòng ngừa và đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế thương mại, các bên tham gia thường tìm đến các văn phòng công chứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc Phòng Công chứng số 1 thành phố Huế - thông tin mới nhất.

Có Phải Mọi Hợp đồng Thế Chấp Tài Sản Phải Công Chứng Không
Thông tin về văn phòng Công Chứng Số 1 Thành phố Huế - Thông Tin Mới Nhất

1. Công chứng là gì?

Theo khoản 1 điều 2 Luật công chứng 2014, công chứng là việc được công chứng viên thuộc tổ chức hành nghê công chứng chứng nhận nhằm đảm bảo:

  • Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng và giao dịch dân sự khác trên văn bản
  • Tính chuẩn xác, hợp pháp, không đi trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ ngôn ngữ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định pháp luật phải công chứng hoặc các cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu được công chứng

Như vậy, công chứng là hoạt động thuộc cơ quan Nhà nước, được ủy quyền cho các tổ chức hành nghề công chứng. Ở đây là việc chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng, giấy tờ theo quy định pháp luật. Các hoạt động công chứng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức khác.

2. Phòng Công chứng số 1 thành phố Huế

Trưởng phòng: Nguyễn Hữu Hoàng

Phó Trưởng phòng: Trần Thị Bích Hà

Công chứng viên:

- Nguyễn Duy Hà

- Nguyễn Vũ

Chuyên viên:

- Trương Thúy Vân

- Ngô Thị Thúy Hằng

- Dương Thùy Linh ( Kế toán)

Địa chỉ: 148A Nguyễn Huệ, phường Phú Nhuận, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Điện thoại/Fax: 02343820661

Vị trí, chức năng

Phòng Công chứng số 1 tỉnh Thừa Thiên Huế (sau đây gọi là Phòng) là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế (sau đây gọi là Sở), có  trụ sở, con dấu và tài khoản riêng; hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

Phòng có chức năng cung cấp dịch vụ công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực. Thông qua hoạt động công chứng, chứng thực góp phần bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và các quan hệ xã hội khác, phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Nhiệm vụ, quyền hạn

Phòng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Công chứng hợp đồng, giao dịch; bản dịch; nhận lưu giữ di chúc; cấp bản sao văn bản công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng (do công chứng viên trực tiếp thực hiện).

2. Chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản theo quy định của pháp luật về chứng thực (do công chứng viên trực tiếp thực hiện).

3. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 32 và 33 Luật công chứng năm 2014.

4. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm của Phòng; tham gia xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển dài hạn, 5 năm trong lĩnh vực công chứng theo yêu cầu của Sở.

5. Chủ động rà soát, nghiên cứu đề xuất để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy trình, thủ tục trong hoạt động công chứng, chứng thực nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng, chứng thực.

6. Quản lý, sử dụng tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản công.

7. Thực hiện tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng, chứng thực theo thẩm quyền.

8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc Sở giao.

Cơ cấu tổ chức, biên chế

1. Phòng Công chứng số 1 có Trưởng phòng (Trưởng phòng phải là công chứng viên), 01 Phó Trưởng phòng, các công chứng viên, viên chức khác và người lao động. Biên chế của Phòng do Giám đốc Sở phân bổ trong tổng số biên chế sự nghiệp của Sở.

2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, công chứng viên thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục thành lập Văn phòng công chứng

Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 23 Luật Công chứng 2014

3.1. Hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng

Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng;

Đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;

Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.

3.2. Nơi nộp hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng

Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3.3. Thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết yêu cầu thành lập Văn phòng công chứng là 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3.4. Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.

Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm:

  • Tên gọi của Văn phòng công chứng;
  • Họ tên Trưởng Văn phòng công chứng;
  • Địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
  • Danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;
  • Danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có).

Hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm:

  • Đơn đăng ký hoạt động;
  • Gấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án thành lập;
  • Hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng (nếu có).

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.

Trên đây là nội dung về Thông tin về văn phòng công chứng số 01 thành phố Huế. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo