Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống vô tổ chức, coi thường các chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm tha hóa các giá trị tốt đẹp của phong tục. Vậy phòng chống tệ nạn xã hội là gì? ACC mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết Phòng chống tệ nạn xã hội là gì? [Chi tiết 2022] - Luật ACC
1. Phòng chống tệ nạn xã hội là gì?
Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống vô tổ chức, coi thường các chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm tha hóa các giá trị tốt đẹp của phong tục tập quán, văn hóa, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình, phá hoại nhân cách, phẩm giá con người, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, sức khoẻ, giống nòi dân tộc… là con đường nhanh nhất dẫn đến tội phạm.
Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.
Phòng chống Tệ nạn xã hội là nhiệm vụ của toàn xã hội, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bằng những biện pháp đồng bộ, tích cực và triệt để.
2. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội
Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán và phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ theo quy định của pháp luật.
Một số nhiệm vụ của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội là:
- Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực được phân công quản lý.
- Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, của Bộ về phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ.
- Giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ thường trực về phòng, chống tệ nạn mại dâm của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; thường trực về công tác phòng, chống HIV/AIDS và công tác phòng, chống tội phạm của Bộ.
- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng quản lý.
- Tham gia nghiên cứu, xây dựng chế độ chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động trong lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.
3. Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội
Để đấu tranh với các tệ nạn xã hội, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội
Qua đó nâng cao nhận thức, ý thức của mỗi người. Nếu mỗi người đều có ý thức về sự nguy hiểm của tệ nạn xã hội, những quy định của pháp luật thì tệ nạn xã hội sẽ không thể len lỏi vào cuộc sống của người dân được
- Kiềm chế sự phát triển của tệ nạn
Chúng ta có thể kiềm chế sự phát triển của tệ nạn bằng các chế tài xử lý. Các hình thức xử phạt mang ý nghĩa răn đe đối với những người thực hiện các tệ nạn
- Đối với riêng tệ nạn ma túy, việc cai nghiện phải được đảm bảo thực hiện nghiêm túc, kịp thời.
Tiếp nhận cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh phải được thực hiện đầy đủ các chính sách và đảm bảo quy trình tổ chức cai nghiện chặt chẽ đúng quy định; tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành tại địa phương trong công tác tiếp cận và vận động cũng như hỗ trợ các đối tượng cai nghiện tại gia đình và cộng đồng được quản lý sau cai nghiện ma túy với các hình thức quản lý, tư vấn, giám sát phù hợp tại địa phương; mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng mới ít nhất 01 xã, phường, thị trấn lành mạnh không tệ nạn ma túy, mại dâm; nạn nhân bị mua bán trở về có nhu cầu được hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng theo quy định.
- Đối với tệ nạn mại dâm:
Rà soát, cập nhật thông tin về tình hình các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm, tình hình di biến động của các đối tượng có liên quan đến tệ nạn mại dâm; tích cực phòng ngừa, ngăn chặn các vụ vi phạm.
Tổ chức các hoạt động lồng ghép cho nhóm phụ nữ có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, hỗ trợ vay vốn, chương trình giảm nghèo... nhằm cung cấp cho họ các cơ hội lựa chọn công việc phù hợp, chuyển đổi nghề nghiệp, hòa nhập cộng đồng bền vững.
Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... trong việc phối hợp cảm hóa, hỗ trợ tư vấn tâm lý, giới thiệu việc làm, giúp người bán dâm có điều kiện ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm.
Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, phòng ngừa tệ nạn mại dâm, đấu tranh, triệt phá các ổ nhóm, tụ điểm, đường dây tổ chức hoạt động mại dâm ở các địa phương trọng điểm và phức tạp. Phối hợp với các ngành liên quan thống nhất xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh tệ nạn mại dâm, thông qua đó tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống mại dâm và xử lý nghiêm với các hành vi vi phạm.
4. Câu hỏi thường gặp
Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có tên giao dịch quốc tế là Department for Social Vices Prevention, viết tắt là DSVP.
Các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay?
Tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc, rượu bia,...Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội là gì?
Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có trách nhiệm ban hành, tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và quan hệ công tác của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng chức năng thuộc Cục; sắp xếp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức, viên chức, người lao động trong Cục để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trên đây là nội dung chi tiết Phòng chống tệ nạn xã hội là gì? [Chi tiết 2022] - Luật ACC. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Liên hệ với ACC nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý như dịch vụ kế toán, thành lập doanh nghiệp, tư vấn nhà đất ... để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiêm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận