Phòng chống rửa tiền và khủng bố trong ngân hàng 2024

phong-chong-rua-tienPhòng chống rửa tiền

1. Giới thiệu về phòng chống rửa tiền.

Tội phạm là những vấn đề luôn được mọi người và xã hội quan tâm đến từ xưa đến nay. Xã hội ngày càng phát triển thì tội phạm ngày một biến hóa khôn lường. Đối với tội rửa tiền là tội phạm hết sức nguy hiểm đối với các hoạt động ngân hàng. Như vậy thì phòng chống rửa tiền là gì? Phòng chống rửa tiền bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền. Để tìm hiểu hơn về phòng chống rửa tiền các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về ngân hàng nhà nước nhé.

2. Căn cứ pháp lý liên quan.

  • Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010
  • Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017
  • Luật phòng chống rửa tiền năm 2012
  • Luật phòng chống khủng bố năm 2013
  • Thông tư số 35/2013/TT-NHNN

3. Rửa tiền là gì?

Theo quy định của Luật Phòng chống rửa tiền 2012 tại khoản 1 Điều 4 về rửa tiền như sau: 

Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:

  • Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;
  • Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
  • Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

4. Phòng chống rửa tiền là gì? 

Rửa tiền là tội phạm thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, mà không phải thuộc nhóm tội phạm về tài chính, ngân hàng trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, hành vi rửa tiền nói chung, tội phạm rửa tiền nói riêng gắn liền với hoạt động ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước có Cục phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng để quản lý hoạt động phòng, chống rửa tiền.

5. Trách nhiệm của các bên liên quan trong việc chống rửa tiền.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 26 Luật Phòng chống rửa tiền năm 2012 và Điều 3 Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg như sau: 

  • Tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan có trách nhiệm báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn bằng tiền mặt, bằng vàng hoặc ngoại tệ tiền mặt có tổng giá trị từ 300 triệu đồng trở lên, được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày. 

Ngoài ra theo Điều 23, khoản 1 Điều 26 Luật phòng, chống rửa tiền năm 2012 và khoản 1 Điều 7 Thông tư 35/2013/TT-NHNN như sau:

  • Giao dịch chuyển tiền bắt nguồn từ giao dịch sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trưóc để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ;
  • Giao dịch chuyển tiền và thanh toán giữa các tổ chức tài chính mà người khởi tạo và người thụ hưởng đều là các tổ chức tài chính.

Theo khoản 6 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 2 Điều 26 Luật phòng chống rửa tiền năm 2012:

  • Tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước (trong thời hạn 48 giờ) các giao dịch đáng ngờ, khi nghi ngờ có dấu hiệu bất thường hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc từ hoạt động tội phạm hoặc liên quan tới rửa tiền.

6. Quy định về phòng chống rửa tiền.

Theo quy định của Luật Phòng chống rửa tiền 2012 tại Điều 6 về chính sách của Nhà nước về phòng, chống rửa tiền như sau:

  • Phòng, chống rửa tiền là trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan nhà nước. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống rửa tiền.
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống rửa tiền.
  • Ban hành chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.
  • Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống rửa tiền được Nhà nước khen thưởng.

7. Kết luận phòng chống rửa tiền.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về phòng chống rửa tiền và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến phòng chống rửa tiền. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về phòng chống rửa tiền đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về phòng chống rửa tiền vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (688 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo