Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ 01/01/2022 gồm 16 chương, 171 điều; được bố cục lại so với Luật BVMT 2014, đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách BVMT khác. Vậy luật bảo vệ môi trường là gì? Phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Mời các bạn đọc giả tham khảo.
1. Luật bảo vệ môi trường là gì?
Luật bảo vệ môi trường là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ 01/01/2022 gồm: 16 chương, 171 điều.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 được bố cục lại so với Luật BVMT 2014, đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách BVMT khác.
2. Phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là gì?
Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường: Là hoạt động các cơ quan nhà nước, các tố chức xã hội và công dân bằng việc sử dụng tống hợpcác biện pháp, phương tiện nhằm ngăn chặn, hạn chế tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; phát hiện, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; khi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra thì hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tác hại, kịp thời phát hiện,điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Quy định về chủ thể trong phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
– Chủ thể tiến hành tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường rất đa dạng.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hành được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để tiến hành các hoạt động phòng ngừa cũng như điều tra, xử lý phù hợp.
– Biện pháp tiến hành phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được triển khai đồng bộ, có sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp phòng ngừa (phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn) với các biện pháp điều tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (cả tội phạm và vi phạm hành chính).
– Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng các công cụ phương tiện nghiệp vụ và ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ.
– Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia trên cơ sở chức năng, quyền hạn được phân công.
4. Nội dung phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
– Nắm tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nghiên cứu làm rõ những vấn đề có tính quy luật trong hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng.
Trong phạm vi nhiệm vụ, các cơ quan chuyên môn cần nắm vững:
+ Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra trong từng thời gian(từng quý, năm) trên từng địa bàn cụ thể gắn với lĩnh vực công tác chuyên môn;
+ Các loại vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra phổ biến (tộiphạm ha vi phạm hành chính; các hành vi vi phạm cụ thể về gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại tài nguyên, môi trường, làm lây lan dịch bệnh,…);
+ Lĩnh vực xảy ra nhiều là những lĩnh vực nào;
+ Đối tượng gây ra các vụ vi phạm thuộc loại người nào trong xã hội quốc tịch, dân tộc (nhân thân của đối tượng); các pháp nhân thương mại nào là chủ yếu (công ty cổ phần, công ty TNHH, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đăng ký pháp nhân,…)
+ Phương thức, thủ đoạn hoạt động; Hậu quả, tác hại gây ra cho xã hộivà cho nhân dân…
– Xác định và làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Tiến hành nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay và nguyên nhân, điều kiện của từng loại vi phạm cụ thể, từng vụ việc vi phạm cụ thể.
Xác định rõ các nguyên nhân và điều kiện thuộc ngành nào, lĩnh vực nào cụ thể.
Trên cơ sở đó, cần kiến nghị với các ngành, các cấp và trực tiếp tiến hành bịt kín những sơ hở thiếu sót, những hiện tượng tiêu cực làm phát sinh vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Xây dựng các kế hoạch, biện pháp, các giải pháp chủ động hạn chế các nguyên nhân, khắc phục các điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nội dung này đòi hỏi các cơ quan, tổ chức phải xây dựng các phương án, các kế hoạch cụ thể, những giải pháp để phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trong đó phải xác định rõ những công việc phải làm trước mắt, những việc phải làm dâu lài, các lực lượng tham gia hỗ trợ, các biện pháp cụ thể sẽ sử dụng.
– Tổ chức lực lượng tiến hành các hoạt động khắc phục các nguyên nhân, điều kiện của tội phạm về môi trường, từng bước kiềm chế, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đây là nội dung cụ thể đòi hỏi các lực lượng, cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch đã đề ra.
Huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức quần chúng tham gia vào cuộc đấu tranh.
Trong đó lực lượng Công an là lực lượng chủ công, nòng cốt, xung kích sử dụng đồng bộ các biện pháp bao gồm các biện pháp chung của toàn xã hội và các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn của mình để đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực xã hội là nguyên nhân nảy sinh vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở từng lĩnh vực, trên từng địa bàn nhằm hạn chế sự gia tăng tội phạm về môi trường, tiến tới loại trừ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ra khỏi đời sống xã hội trong tương lai.
– Tiến hành các hoạt động điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Khi tội phạm về môi trường xảy ra, căn cứ vào tính chất mức độ, mức độ của hành vi phạm tội mà các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền (Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án,…) sẽ tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Đối với các vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường tùy theo cơ quan chuyên môn nào phát hiện (Công an, Thanh tra chuyên ngành, Quản lý thị trưởng, Hải Quan, Kiểm lâm,…) sẽ tiến hành xử lý hành chính theo thẩm quyền.
5. Biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
5.1 Các biện pháp phòng, chống chung:
– Biện pháp tổ chức – hành chính: Xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường, các chủ thể tham gia bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trong bảo vệ môi trường; thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường…;
– Biện pháp kinh tế: Biện pháp này chủ yếu dùng các lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, bảo vệ môi trường và ngược lại xử lý, hạn chế lợi ích kinh tế của chủ thể vi phạm;
– Biện pháp khoa học – công nghệ: Là ứng dụng các biện pháp khoa học công nghệ vào giải quyết những vấn đề môi trường;
– Biện pháp tuyên truyền, giáo dục: là giáo dục, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng vào việc bảo vệ môi trường;
– Biện pháp pháp luật là biện pháp xây dựng các quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc bảo vệ môi trường.
5.2 Các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cụ thể
– Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan, ban ngành có liên quan trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tham mưu là một chức năng quan trọng của các cơ quan, tổ chức khi tham gia các hoạt động nói chung.
Trong phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng có liên quan tới hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường mà các cơ quan, tổ chức sẽ có các hoạt động tham mưu cụ thể khác nhau, nội dung, phương pháp khác nhau.
Nhìn chung, hoạt động tham mưu của các chủ thể bao gồm:
+ Tham mưu về nội dung của công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường như trong việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội, phát triển bền vững gắn với công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự trong lành của môi trường sống, an sinh xã hội.
Thể hiện ở các phương diện như: tham mưu cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về môi trường, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường.
– Phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đây là một hoạt động mang tính xã hội và mang tính chiến lược cơ bản, lâu dài có ý nghĩa quan trọng trong biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Chỉ khi nào quần chúng trong xã hội tự giác tham gia vào các hoạt động phòng, chống cụ thể thì khi đó hiệu quả của công tác phòng ngừa cũng như điều tra khám phá tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường mới được nâng cao, đáp ứng được với mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Để thực hiện tốt nội dung nêu trên các lực lượng có liên quan làm tốt những nội dung cụ thể sau:
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân về ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Trên cơ sở đó đề xuất quần chúng nhân dân tự giác tham gia vào phòng ngừa và đấu tranh.
+ Tuyên truyền cho quần chúng nhân dân thấy được hậu quả trước mắt cũng như lâu dài do các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên gây ra cho xã hội và cho nhân dân, những ảnh hưởng nặng nề cho đời sống xã hội hiện tại và tương lai.
Trên cơ sở đó để quần chúng nhân dân không có các hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Tuyên truyền cho mọi người trong xã hội thấy được phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, để quần chúng nhân dân cảnh giác không bị lôi kéo vào các hoạt động phạm tội; chủ động phát hiện và báo cho cơ quan chức năng (Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra chuyên ngành, Kiểm lâm, Hải quan,…) biết các hành vi vi phạm, đối tượng nghi vấn có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường, có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
+ Tuyên truyền cho quần chúng nhân dân nắm được những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường và phòng, chống tội phạm về môi trường.
Về hình thức tuyên truyền, lực lượng Cảnh sát môi trường có thể trực tiếp tiến hành các hoạt động tuyên truyền thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề hoặc qua các hội nghị.
Hình thức về chuyên đề bảo vệ môi trường có thể phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, các loại báo viết, …
hoặc thông qua nhà trường để có các nội dung tuyên truyền phù hợp; có sự phối hợp với các cơ quan văn hóa trong kẻ vẽ pano, áp phích. Hoặc tiến hành sân khấu hóa các nội dung cần tuyên truyền.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về môi trường cho các thành viên trong xã hội. Tùy theo từng đối tượng cụ thể mà có các nội dung tuyên truyền, hình thức tuyên truyền cho phù hợp.
– Phối hợp với các lực lượng, các ngành có liên quan để vận động quần chúng tham gia tích cực vào hoạt động phòng, chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường và bảo vệ môi trường.
Tội phạm và vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đều là các hiện tượng tiêu cực xã hội, có nguyên nhân phát sinh bởi các nhân tố tiêu cực ngay trong xã hội.
Vì vậy, để đấu tranh loại trừ hiện tượng tiêu cực xã hội này cần phải huy động được đông đảo lực lượng của toàn xã hội tham gia.
Muốn vậy, các cơ quan chuyên môn cần làm tốt công tác vận động quần chúng, tổ chức cho quần chúng tham gia một cách tự giác vào các tổ chức phù hợp để đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội về bảo vệ môi trường môi trường nhằm bảo vệ môi trường.
Nội dung tổ chức vận động quần chúng tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường bao gồm:
+ Tổ chức cho quần chúng tham gia vào các tổ chức xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi người, mỗi vùng để thông qua đó vận động quần chúng tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường, có các hành vi xâm hại đến môi trường.
+ Vận động quần chúng tham gia phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội về bảo vệ môi trường cho cơ quan công an và các cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn, xử lý.
Vận động quần chúng tham gia vào việc quản lý, giám sát, giáo dục các đối tượng có điều kiện, khả năng, có biểu hiện nghi vấn phạm tội về môi trường, tác động để các đối tượng từ bỏ ý định phạm tội về môi trường trở thành người có ích cho xã hội.
Vận động, tổ chức cho quần chúng tham gia trực tiếp vào công tác đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội về môi trường phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người như:
Tham gia vào công tác kiểm điểm, giáo dục đối tượng, ngăn chặn hành vi phạm tội về môi trường.
Về hình thức tổ chức vận động quần chúng:
Phối hợp với các lực lượng có liên quan vận động quần chúng tham gia vào các hoạt động phòng ngừa tội phạm môi trường ở tại địa bàn cơ sở, nơi cư trú, cam kết thi đua giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, cam kết không vi phạm pháp luật về môi trường.
Sử dụng những người có uy tín trong dòng họ, thôn xóm, khu phố, già làng, trưởng bản… để vận động quần chúng nhân dân ở địa bàn cơ sở tham gia vào công tác bảo vệ môi trường và đấu tranh chống các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật về môi trường. Tổ chức cho quần chúng tham gia vào các tổ chức xã hội phù hợp như:
Tổ dân phố, các câu lạc bộ, các tổ chức của các học sinh trong các nhà trường để thực hiện các hoạt động: xây dựng khu phố văn minh, đường phố, thôn xóm xanh, sạch, đẹp… góp phần bảo vệ môi trường.
Sử dụng những người có uy tín để cảm hóa, giáo dục các đối tượng trong diện quản lý, tổ chức cho quần chúng tham gia kiểm điểm, giáo dục các đối tượng vi phạm; tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật về môi trường đi cơ sở giáo dục, trại cải tạo trở về địa phương.
Phối hợp với lực lượng có liên quan xây dựng lực lượng nòng cốt ở cơ sở (thôn xóm, khối phố, bản làng) để thực hiện nhiệm vụ xung kích trong bảo vệ môi trường ở địa bàn cơ sở, giáo dục đối tượng thuộc diện giáo dục ở cơ sở, vận động đối tượng phạm tội về môi trường ra đầu thú, ngăn chặn các hành vi xâm hại trực tiếp đến môi trường.
Việc tổ chức vận động quần chúng tham gia vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường, bảo vệ môi trường phải được tiến hành một cách thường xuyên, phải được lồng ghép vào việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Đặc biệt là phải gắn giữa phát triển bền vững với bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó phải căn cứ vào từng đối tượng cụ thể để có các hình thức tổ chức vận động cụ thể phù hợp với điều kiện cụ thể của quần chúng, có như vậy mới phát huy được hiệu quả công tác vận động quần chúng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường.
– Sử dụng các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn để phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.Các cơ quan chuyên môn như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra chuyên ngành, Kiểm Lâm, Hải Quan, Quản lý Thị trường,… trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình được sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để tiến các hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
Trên đây là bài viết về Phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận