Phó từ là gì? (Cập nhật 2024)

Tiếng Việt là một ngôn ngữ độc đáo, có nhiều thanh sắc, loại từ để chúng ta có thể linh hoạt tạo ra được những câu chuyện thú vị khi giao tiếp với nhau. Để làm được điều này, tất nhiên ngoài giọng điệu của người nó là một yếu tố quan trọng thì ngữ pháp và từ vựng cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Chúng ta có thể kể đến một từ loại có nhiều chức năng giúp cho ngôn ngữ tiếng Việt trở nên phong phú hơn, đó là phó từ. Vậy phó từ là gì, công dụng và cách sử dụng như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho những câu hỏi đó.
Phó Từ
Phó từ là gì? (Cập nhật 2022)

1. Khái niệm

Phó từ gồm các từ ngữ đi kèm với động từ, trạng từ, tính từ. Mục đích là bổ sung nghĩa cho các từ này trong câu.
Ví dụ:
+ Phó từ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho động từ: chưa, đang, đã…
+ Phó từ có tác dụng bổ dung ý nghĩa cho tính từ như: rất, hơi, khá,…
Phó từ không có chức năng gọi tên các tính chất, sự vật hay hành động nên còn được gọi là hư từ. Nó chỉ đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho các động từ và tính từ chứ không thể đi kèm với danh từ.

2. Phân loại phó từ

Dựa theo vị trí của phó từ trong câu đối với các động từ, tính từ mà ta có thể chia phó từ làm hai loại:
+ Phó từ khi đứng trước tính từ, động từ thì có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động hay trạng thái… được nêu ở động từ hoặc tính từ như thời gian, phủ định, mức độ, sự cầu khiến, sự tiếp diễn, …
  • Phó từ quan hệ thời gian: đã, từng, sắp,…
  • Phó từ chỉ mức độ: rất, khá,…
  • Phó từ chỉ sự tiếp diễn: cũng, vẫn…
  • Phó từ chỉ sự phủ định: chẳng, chưa,…
  • Phó từ cầu khiến: hãy, đừng, thôi, chớ,…
+ Phó từ khi đứng sau tính từ, động từ. Thường nhiệm vụ của phó từ là sẽ bổ sung ý nghĩa về khả năng, mức độ, kết quả và hướng.
  • Bổ nghĩa mức độ: quá, nhiều, rất, lắm.
  • Về khả năng: có lẽ, có thể.
  • Kết quả: đi, ra, mất

3. Vai trò của phó từ

Phó từ khi đi kèm với tính từ và động từ bổ sung ý nghĩa cho những từ loại này về các mặt đó là:
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian: sẽ, đang, sắp,…
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt tương tự: cũng, cũng…
+ Bổ sung ý nghĩa phủ định: chưa, chẳng, không,…
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt cầu khiến: thôi, đừng, chớ,…
+ Bổ sung ý nghĩa về khả năng xảy ra: có lẽ, có thể,…
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt kết quả: mất, được,…
+ Bổ sung ý nghĩa về mặt tần số: thường thường, luôn,…
+ Bổ sung ý nghĩa tình thái: bỗng nhiên, đột nhiên.

4. Các câu hỏi liên quan thường gặp

4.1 Khởi ngữ là gì?

Khởi ngữ là thành phần cấu trúc câu thuộc thành phần phụ có ý nghĩa và tác dụng là giúp khởi ý, nêu vấn đề khởi nguồn cho một câu, cho một nội dung sắp được nói đến trong câu. Khởi ngữ sẽ đứng trước chủ ngữ hoặc đứng đầu câu như là: Đối với tôi, chăm chỉ sẽ thành công. Khởi ngữ là “đối với tôi” đứng đầu câu.

4.2 Các thành phần của câu

+ Chủ ngữ: Là thành phần chính của câu, nêu người, sự vật được miêu tả, nhận xét. Câu thường có một hoặc nhiều chủ ngữ kế tiếp nhau.
+ Vị ngữ: Là thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở chủ ngữ. Trong câu có một hoặc nhiều vị ngữ. Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ.
+ Trạng ngữ: Là thành phần phụ của câu, có tác dụng thêm nghĩa cho câu. Trạng ngữ bổ sung tình huống cho câu, để chỉ thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân, phương tiện,…). Câu có thể có hoặc không có trạng ngữ. Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu và ngăn cách với chủ ngữ, vị ngữ bằng dấu phẩy. Câu có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ. Các trạng ngữ có thể cùng một ý nghĩa hoặc có nhiều ý nghĩa khác nhau.

4.3 Câu là gì?

Câu là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo những quan hệ cú pháp xác định, được tạo ra trong quá trình tư duy, giao tiếp, có giá trị thông báo, gắn liền với mục đích giao tiếp nhất định.
Sau khi tìm hiểu về phó từ cũng như là những đặc điểm và vai trò của nó trong câu. Hy vọng rằng bạn đọc đã có những thông tin hữu ích. Đồng thời, có thể sử dụng phó từ một cách hiệu quả hơn để làm cuộc hội thoại với người khác trở nên phong phú và thú vị hơ. Nếu quý bạn đọc có những thắc mắc về bài viết hay có vấn đề pháp lý cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ website: accgroup.vn.
✅ Kiến thức: ⭕ Phó từ là gì
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo