Trong quá trình hoạt động, việc thu chi là vấn đề rất cần thiết và không thể thiếu của các cơ quan, doanh nghiệp. Phiếu chi là một chứng từ quan trọng do kế toán lập ra để quản lý việc chi tiêu của doanh nghiệp và cũng chính là chứng từ kế toán tiền mặt của doanh nghiệp. Vậy Phiếu chi là gì? (cập nhật 2023). Bài viết dưới đây của ACC hi vọng sẽ đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Phiếu chi là gì? (cập nhật 2023)
1. Phiếu chi là gì?
Phiếu chi được hiểu là một chứng từ quan trọng trong ngành kế toán cũng như trong công việc kế toán. Phiếu chi được lập nhằm quản lý chi tiêu của doanh nghiệp, đây chính là chứng từ kế toán tiền mặt của doanh nghiệp. Phiếu chi thường được lập bởi kế toán của doanh nghiệp khi phát sinh tiền mặt. Ngoài phiếu chi ra thì trong quá trình làm việc của mình, bạn cũng đã được biết đến nhiều các loại phiếu như Phiếu yêu cầu đào tạo, phiếu tiếp nhận nhân sự, phiếu ý kiến bổ nhiệm nhân sự, phiếu tự nhận xét cán bộ, viên chức, mẫu phiếu thăng chức, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu,…
Phiếu chi có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát nguồn tiền của doanh nghiệp, nguồn thu chi trong doanh nghiệp. Nguồn tiền đó có thể là tiền lương, tiền chi cho các chính sách dịch vụ cho nhân viên, tiền chi để mua hàng hóa. Phiếu cho cũng được thành lập nhằm xác định các khoản tiền mặt, các khoản tiền ngoại tệ trong thực tế xuất quỹ. Những khoản tiền này sẽ được ghi chép rõ ràng, trở thành căn cứ để thủ quỹ tính toán, kiểm soát tài chính doanh nghiệp, trích quỹ và đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng của các khoản tiền chi thu trong doanh nghiệp.
Thông qua những phiếu chi này, chủ doanh nghiệp quản lý sát xao các khoản thu chi trong doanh nghiệp cũng như định hướng phát triển doanh nghiệp. Qua những con số cụ thể, chủ doanh nghiệp, giám đốc tài chính hay trưởng phòng tài chính kế toán sẽ kiểm soát được nguồn tiền ra của doanh nghiệp một cách chính xác và minh bạch nhất, đồng thời từ đó mà có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Ví dụ, nếu trong khoảng một thời gian ngắn, tiền chi cho dịch vụ chăm sóc nhân viên quá nhiều, ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp họ có thể cắt giảm những chi phí này. Hay thông qua phiếu chi, chủ doanh nghiệp sẽ nhận thấy việc sử dụng nhân sự đã hợp lý hay chưa, cần điều tiên nhân sự hay cắt giảm biên chế ở những vị trí nào hay không.
Về mặt pháp lý, thông qua phiếu chi sẽ là căn cứ để xác định tính trung thực và minh bạch của những nhân viên kế toán tài chính trong trường hợp điều tra về biển thủ công quỹ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tránh được việc biển thủ công quỹ có thể đến từ những nhân viên cấp dưới của mình. Nhờ phiếu chi, mà mọi hành động chi tiền của thủ quỹ được hợp pháp hóa và có căn cứ rõ ràng.
2. Nguyên tắc khi lập phiếu chi
Nội dung trên đã giải thích được khái niệm phiếu chi là gì và ý nghĩa của việc sử dụng phiếu chi đối với các công ty, doanh nghiệp. Ở nội dung này sẽ đưa ra một số nguyên tắc khi lập phiếu chi như sau:
– Phiếu chi cần phải được đóng thành quyền, trong mỗi phiếu chi cần phải ghi số quyển, số của từng phiếu chi và số của phiếu chi phải đánh liên tục trong một kỳ kế toán.
– Trong từng phiếu chi phải ghi rõ ngày tháng năm lập phiếu và ngày tháng năm chi tiền.
– Ở dòng số tiền có thể ghi bằng số hoặc là ghi bằng chữ số tiền đã xuất quỹ và ghi rõ đơn vị tính là Việt Nam đồng hoặc USD,…
– Người nhận tiền sau khi nhận đủ số tiền thì phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, và ký tên, ghi đầy đủ họ và tên vào phiếu chi.
– Nếu phiếu chi là chi ngoại tệ thì phải ghi rõ tỷ giá, đơn giá tại thời điểm xuất quỹ để có thể tính ra được tổn số tiền theo đơn vị đồng tiền ghi vào sổ; liên phiếu chi gửi ra ngoài doanh nghiệp phải có đóng dấu.
3. Mẫu phiếu chi mới nhất (cập nhật 2023)
3.1. Mẫu phiếu chi 02 – TT ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC
Đơn vị: ………………………….Địa chỉ: ………………………… | Mẫu số 02 – TT
(Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC ngày 24/12/2014 của BTC) |
PHIẾU CHI
Ngày …… tháng …… năm ……. |
Quyển số:………………Số:……………………….
Nợ:……………………… Có:………………………. |
Họ và tên người nộp tiền:………………………………………………………………..
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………
Lý do nộp:……………………………………………………………………………………..
Số tiền:………………………………………………………….(Viết bằng chữ):…………
Kèm theo:………………………………………………………Chứng từ gốc.
Ngày ……tháng ……năm ….. | ||||
Giám đốc(Ký, họ tên, đóng dấu) | Kế toán trưởng(Ký, họ tên) | Thủ quỹ(Ký, họ tên) | Người lập phiếu(Ký, họ tên) | Người nhận tiền(Ký, họ tên) |
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): ………………………………………………
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý): ……………………………………………
+ Số tiền quy đổi: ………………………………………………………………………
(Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu)
3.2. Mẫu phiếu chi 02 – TT ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC
Đơn vị: ……………………….Địa chỉ: ……………………… | Mẫu số 02 – TT
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính) |
PHIẾU CHI
Ngày….tháng….năm….. |
Quyển số: ………………..Số: ………………………….
Nợ: ………………………… Có: ………………………… |
Họ và tên người nhận tiền: ……………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….
Lý do chi: …………………………………………………………………………….
Số tiền:……………………………….. (Viết bằng chữ): ……………………..
Kèm theo: ………………………………. Chứng từ gốc: …………………….
Ngày………….tháng………….năm……… | ||||
Giám đốc(Ký, họ tên, đóng dấu) | Kế toán trưởng(Ký, họ tên) | Thủ quỹ(Ký, họ tên) | Người lập phiếu(Ký, họ tên) | Người nhận tiền(Ký, họ tên) |
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):……………………………………………..
+ Tỷ giá ngoại tệ:………………………………………………………………………
+ Số tiền quy đổi:……………………………………………………………………..
(Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu)
4. Hướng dẫn cách ghi mẫu phiếu chi chuẩn chỉnh nhất
Phiếu chi cần được đóng thành quyển, mỗi quyển phải ghi số quyển và số của từng phiếu chi, số phiếu chi phải được đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán.
Khi thực hiện ghi mẫu phiếu chi, kế toán doanh nghiệp cần lưu ý:
- Ghi rõ tên đơn vị và địa chỉ đơn vị ở góc trên bên trái phiếu chi
- Ghi rõ số phiếu và ngày, tháng, năm lập phiếu
- Dòng “Họ tên người nhận tiền”: Ghi rõ họ tên người nhận tiền
- Dòng “Địa chỉ”: Ghi rõ địa chỉ và đơn vị công tác của người nhận tiền
- Dòng “Lý do chi”: Ghi rõ nội dung chi tiền: Chi trả lương tháng 05/2022, chi mua văn phòng phẩm…
- Dòng “Số tiền”: Ghi rõ số tiền cả bằng số và bằng chữ để tránh sửa chữa
- Dòng “Kèm theo”: Ghi số chứng từ gốc kèm theo (chi tiết tên từng loại chứng từ kèm theo)
Phiếu chi được lập thành 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký của người lập phiếu, giám đốc, thủ quỹ, kế toán trưởng thì mới được xuất quỹ. Khi nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký và ghi rõ họ tên vào phiếu chi. Sau đó kế toán doanh nghiệp lưu 3 liên như sau:
- Liên 1: Lưu ở nơi lập phiếu
- Liên 2: Thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán
- Liên 3: Giao cho người nhận tiền
Lưu ý:
- Nếu thực hiện chi ngoại tệ thì kế toán doanh nghiệp cần ghi rõ tỷ giá, đơn giá tại thời điểm xuất quỹ để tính ra tổng số tiền theo đơn vị của đồng tiền ghi sổ
-
Liên phiếu chi gửi ra ngoài doanh nghiệp phải đóng dấu.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Phiếu chi là gì? (cập nhật 2022) dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Phiếu chi là gì? (cập nhật 2022), quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các thông tin bên dưới đây:
-
- Hotline: 19003330
- Gmail: [email protected]
-
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận