Phi thuế quan là gì? [Cập nhật 2024]

Hiện nay, đi kèm với sự toàn cấu hóa ngày càng mở rộng, thuế quan đã giúp các bên tham gia thực hiện tích cực, hướng tới một thị trường thương mại quốc tế. Tuy nhiên, song song đó, cũng đã tồn tại một khái niệm mới gọi là phi thuế quan. Vậy phi thuế quan là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu rõ hơn về khái niệm mới mẻ này.

Phi thuế quan là gì
Phi thuế quan là gì

1. Phi thuế quan là gì

Hiện nay, vẫn chưa hề có một định nghĩa cụ thể về phi thuế quan là gì, tuy nhiên, theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu năm 2016, khái niệm phi thuế quan là gì có thể được hiểu là việc không áp dụng các loại thuế quan đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước.

Trong đó, biện pháp phi thuế quan được hiểu chính là các biện pháp ngoài thuế quan, có liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia và được quy định theo quy định pháp luật của quốc gia đó

2. Khu phi thuế quan là gì

Bên cạnh khái niệm phi thuế quan là gì, khu phi thuế quan cũng là một định nghĩa rất quan trọng. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Quyết định Số: 100/2009/QĐ-TTg Về việc ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, Khu phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.

3. Các hoạt động trong khu phi thuế quan

Hiện nay, theo quy định tại Quyết định Số: 100/2009/QĐ-TTg, các hoạt động được phép thực hiện trong khu phi thuế quan sẽ bao gồm:

- Các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác quy định tại Luật Thương mại;

- Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, chế biến hàng hóa.

Bên cạnh đó, cần lưu ý, các hoạt động trên còn cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan của Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

4. Đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan

Khu phi thuế quan hiện nay được coi là một trong những khu vực đặc biệt của 1 quốc gia, do đó, việc hoạt động trong khu vực này cũng rất hạn chế và phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Theo đó, các đối tượng được phép hoạt động trong khu vực này sẽ chỉ bao gồm:

- Thương nhân Việt Nam;

- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam;

- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

5. Những câu hỏi thường gặp

 Khu phi thuế quan bao gồm?

– Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp.

– Các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm?

– Khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do.

– Các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. Nội địa là phần lãnh thổ Việt Nam bên ngoài khu phi thuế quan.

04 đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan?

- Thương nhân Việt Nam;

- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam;

- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Ranh giới địa lý của khu phi thuế quan?

Ranh giới địa lý của khu phi thuế quan: Ranh giới địa lý của khu phi thuế quan được xác định trong Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Mong rằng sau khi đã theo dõi bài viết, quý độc giả đã hiểu rõ hơn về phi thuế quan là gì cũng như những khái niệm liên quan. Bên cạnh đó, ngoài những khái niệm về phi thuế quan là g,, quý độc giả có thể tìm hiểu rõ hơn về các thủ tục hàng hóa đối với khu phí thuế quan tại đây

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (468 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo