Khi kết thúc xét xử, Tòa án yêu cầu các đương sự nộp án phí thi hành án dân sự, người có quyền lợi có thể yêu cầu Cơ quan thi hành án tiến hành truy thu tài sản nhưng sẽ mất một khoản phí thi hành án dân sự tương đương với giá trị tài sản nhận được. Vậy Phí thi hành án dân sự là gì? Quy định về mức phí thi hành án dân sự như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Phí thi hành án dân sự
Theo quy định tại khoản 7, Điều 3, Luật thi hành án dân sự hợp nhất năm 2014 thì phí thi hành án dân sự là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án quy định.
Việc tổ chức thi hành án trước hết là vì quyền và lợi ích của đương sự có đơn yêu cầu thi hành án (thông thường là nước. Ở Việt Nam, việc quy định người được thi hành án có yêu cầu thi hành án thì phải nộp phí thi hành án mới chỉ được thực hiện ở mức độ bù đắp được một phần cho kinh phí của Nhà nước chi cho hoạt động thi hành án. Với khoản phí thu tính trên giá trị tài sản thi hành án như hiện nay thì khoản phí do đương sự nộp chưa thể đủ để trả cho ngân sách nhà nước đã chi cho hoạt động của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự. Điều này cũng có nghĩa là ngân sách nhà nước vẫn phải hỗ trợ một phần không nhỏ cho các hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự.
Hiện nay, việc thu phí thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 60 Luật thi hành án dân sự, Điều 46 Nghị định của Chính phủ số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 và Thông tư của Bộ tài chính số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lí và sử dụng phí thi hành án dân sự.
2. Mức phí thi hành án dân sự
Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án dân sự trước hết là nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Qua việc tổ chức thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự sẽ khôi phục được quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án đã bị xâm phạm. Do đó, về nguyên tắc, cơ sở để tính số phí Thi hành án dân sự sẽ thu được dựa trên giá trị tài sàn hoặc số tiền mà người được thi hành án thực nhận.
Theo hướng dẫn tại Điều 46 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 và Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016, mức phí thi hành án phải nộp khi được nhận tiền, tài sản như sau:
a) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận;
b) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng;
c) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 190.000.000 đồng cộng với 1% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng;
d) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 220.000.000 đồng cộng 0,5% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng;
đ) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận trên 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng.
Đối với vụ việc chia tải sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản thi hành án (chỉ cần một trong các bên có yêu cầu thi hành án), thì người được cơ quan thi hành án dân sự giao tiền, tài sản thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự tương ứng với giá trị tiền, tài sản thực nhận.
Ví dụ: Tòa án xử ly hôn giữa ông A và bà B, trong phần chia tài sản ly hôn, bà B được nhận nhà trị giá là 500.000.000 đồng và phải thanh toán cho ông A 200.000.000 đồng. Trong trường hợp này, số phí thi hành án dân sự mà các bên phải nộp được tính trên giá trị tài sản thực nhận của từng người, cụ thể như sau:
Số phí thi hành án dân sự ông A phải nộp là: 3% x 200.000.000 đồng = 6.000.000 đồng;
Số phí thi hành án dân sự bà B phải nộp là: 3% x (500.000.000 đồng - 200.000.000 đồng) = 9.000.000 đồng.
Đối với trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án mà Chấp hành viên đã tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã yêu cầu hoặc người đại diện của người đã có yêu cầu để quản lý thì người yêu cầu hoặc người đại diện đó phải nộp phí thi hành án dân sự tính trên toàn bộ giá trị tiền, tài sản thực nhận theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.
Đối với trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án dân sự quy định tại khoản 1 Điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư này.
Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận.
Trên đây là quy định về phí thi hành án dân sự mà mức phi thi hành án dân sự mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận