Phí là gì? Lệ phí là gì? Đây là hai khái niệm rất phổ biến và được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, hai khái niệm này thường không được hiểu rõ và dễ bị nhầm lẫn. Vậy phí lệ phí là gì? Trường hợp nào cần thu phí và trường hợp nào cần thu lệ phí? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin chi tiết có liên quan đến chủ đề này trong bài viết Phí lệ phí là gì ngay sau đây bạn nhé.
1. Cơ sở pháp lý
Luật phí và lệ phí 2015
2. Phí lệ phí là gì?
2.1. Phí là gì?
Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí.
Ví dụ:
- Cá nhân đi thi bằng lái xe máy, ô tô phí sát hạch lái xe;
- Cá nhân, tổ chức đi thăm quan tại Văn miếu Quốc Tử Giám phải nộp phí thăm quan;
- Phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa, phí cung cấp thông tin doanh nghiệp;
- …
2.2. Lệ phí là gì?
Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí.
Lệ phí không dùng để bù đắp các chi phí mà mục đích của việc thu nộp lệ phí nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước, đảm bảo quyền lợi về hành chính.
Ví dụ:
- Khi cá nhân, tổ chức tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp nộp phí đăng ký doanh nghiệp;
- Cá nhân làm chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
- Nộp lệ phí khi đi đăng ký tạm trú;
- Lệ phí cấp hộ chiếu, lệ phí trước bạ;
- …
3. Cách phân biệt phí và lệ phí
Phí và lệ phí có những điểm khác nhau cơ bản như sau:
Nguyên tắc xác định mức thu phí và lệ phí
- Mức thu phí được xác định dựa trên nguyên tắc cơ bản bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Nguyên tắc xác định mức thu lệ phí nhằm Bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân. Mức thu Lệ phí có thể được ấn định trước hoặc được tính bằng tỷ lệ % trên giá trị tài sản (Lệ phí trước bạ).
Mục đích thu phí và lệ phí
- Việc thu phí có mục đích là nhằm bù đắp một phần chi phí đã bỏ ra để thực hiện hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ công ngoài khoản mà ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ trực tiếp.
- Việc thu Lệ phí chủ yếu nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu về quản lý Nhà nước, đảm bảo quyền lợi về mặt hành chính pháp lý cho người nộp, không dùng để bù đắp chi phí.
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thu phí và lệ phí
- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thu phí: Cơ quan Nhà nước, Đơn vị hành chính sự nghiệp công lập và Các tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công.
- Cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí là: Cơ quan Nhà nước.
Số lượng phí và lệ phí
- Phí có 13 nhóm gồm 89 loại theo Danh mục Phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí;
- Lệ phí có 5 nhóm lệ phí gồm 64 loại theo Danh mục Phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí;
Các trường hợp phải nộp phí và lệ phí
- Phí phải nộp khi tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp.
- Lệ phí phải nộp khi tổ chức, cá nhân phải nộp lệ phí khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước.
Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về phí lệ phí là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề phí lệ phí là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận