Cho phí công chứng ngoài trụ sở, ngoài giờ được quy định ra sao

Việc công chứng được thực hiện khi có yêu cầu công chứng. Các văn bản, giấy tờ công chứng được sử dụng rất thường xuyên và rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Pháp luật quy định việc công chứng phải thực hiện tại trụ sở của Tổ chức hành nghề công chứng, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt thì việc công chứng được thực hiện bên ngoài trụ sở. Do đó, bài viết này sẽ tìm hiểu về phí công chứng ngoài trụ sở, ngoài giờ được quy định ra sao.

Công Chứng Ngoài Trụ Sở

Cho phí công chứng ngoài trụ sở, ngoài giờ được quy định ra sao

1. Công chứng là gì?

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Theo quy định tại Điều 5 Luật Công chứng năm 2014, văn bản công chứng có giá trị pháp lý như sau:

– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

2. Dịch vụ công chứng ngoài trụ sở

Trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu không thể đi lại được, người bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của cơ quan công chứng, thì việc công chứng được thực hiện tại nhà hoặc người yêu cầu công chứng có mặt.

2.1 Trình tự công chứng ngoài trụ sở

 Bước 1: Công chứng viên trực tiếp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ xin công chứng ngoài trụ sở. Hồ sơ gồm đơn yêu cầu công chứng ngoài trụ sở nêu rõ lý do yêu cầu công chứng ngoài trụ sở, văn bản dự thảo về nội dung giao dịch (di chúc, hợp đồng…) và các giấy tờ liên quan đến giao dịch.         

a/ Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: Công chứng viên giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu khách đề nghị  từ chối bằng văn bản Công chứng viên báo cáo Trưởng Phòng xin ý kiến và ký văn bản trả lời. Thời hạn trả lời: 03 ngày làm việc kể từ ngày có yêu cầu.

b/ Trường hợp hồ sơ thiếu: Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung  (phiếu ghi cụ thể các giấy tờ cần bổ sung, ngày tháng năm hướng dẫn và họ, tên của Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ).

c/ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ : Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ, báo cáo Trưởng phòng; Tùy thuộc tình hình công tác của Phòng, Trưởng Phòng chấp thuận hoặc phân công Công chứng viên khác thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở. Công chứng viên được phân công hướng dẫn khách đến Bộ phận thu phí để nộp tiền tạm ứng theo quy định, cấp phiếu hẹn cho khách (trong phiếu hẹn ghi rõ ngày nhận hồ sơ, ngày hẹn công chứng ngoài trụ sở và các lưu ý khác) và chuyển hồ sơ cho cán bộ nghiệp vụ.

– Bước 2: Công chứng viên trực tiếp thực hiện hoặc chuyển chuyên viên nghiệp vụ thực hiện những việc cụ thể do Công chứng viên phân công để chuẩn bị hồ sơ công chứng.

– Bước 3: Theo phiếu hẹn, Công chứng viên đến nơi công chứng ngoài trụ sở. Công chứng viên kiểm tra năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng, giải thích quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng, cho họ đọc dự thảo văn bản công chứng, nếu nội dung văn bản thể hiện đúng ý chí của họ thì hướng dẫn họ ký, điểm chỉ vào văn bản; Trường hợp người yêu cầu công chứng  yêu cầu sửa đổi, bổ sung văn bản và có điều kiện để thực hiện việc sửa đổi, bổ sung ngay tại chỗ thì Công chứng viên xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung; nếu không thì hẹn lại (thời gian hẹn lại : 02 ngày làm việc). 

– Bước 4: Công chứng viên ký chứng nhận văn bản công chứng.

– Bước 5: Văn bản công chứng được đóng dấu và nộp phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định tại Bộ phận thu phí của Phòng Công chứng. Văn bản công chứng ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian và địa điểm thực hiện việc công chứng.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Từ 02 đến 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

2.2 Chi phí công chứng ngoài trụ sở

Nội dung dịch vụ Giá trị hợp đồng, giao dịch hoặc tài sản Tổng giá
(Phí dịch vụ)
Trong đó: Lệ phí, thuế phí thay mặt khách hàng nộp cho cơ quan thực hiện là:
Lệ phí + thuế phí Phí soạn thảo Phí ký ngoài VP
Công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị Hợp đồng:

– Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh,…

– Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (tính trên giá trị quyền sử dụng đất)

– Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản giá trị;

– Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản thừa kế, di chúc, văn bản khước từ tài sản, xác nhận tài sản riêng, hợp đồng giao dịch khác,…

– Công chứng hợp đồng vay tiền (tính trên giá trị khoản vay)

– Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản,…

– Công chứng các loại hợp đồng giao dịch khác được xác định theo giá trị hợp đồng, tài sản.

Dưới 50 triệu đồng 1.500 50k 500 500
50 triệu  đồng đến 100 triệu đồng 2.000 100k 500 500
100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 3.000 0,1% giá trị 600 800
01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 5.000 1 triệu+ 0,06% GT 600 800
03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 8.000 2,2 triệu + 0,05% GT 600 800
05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 11.000 3,2 triệu + 0,04% GT 800 1000
Trên 10 tỷ đồng 12.000 5,2 triệu + 0,03% GT 1000 1000
Công chứng hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền cá nhân,… Không theo giá trị tài sản 2.000 50 500 500
Công chứng sao y bản chính, chứng thực chữ ký, chứng nhận bản dịch, dịch thuật công chứng,… 10k/trang 2k/trang

3. Dịch vụ công chứng ngoài giờ

3.1 Trình tự công chứng ngoài giờ

– Bước 1: Gửi yêu cầu công chứng, công chứng viên sẽ phản hồi và tư vấn, hướng dẫn trình tự, thủ tục pháp lý liên quan.

– Bước 2: Khách hàng cung cấp giấy tờ cần thiết.

Bạn phải chuẩn bị trước hồ sơ đầy đủ và chụp ảnh gửi trước hoặc yêu cầu nhân viên đến nhận hồ sơ. Với cách làm như vậy, thời gian của bạn sẽ được tiết kiệm tối đa, mọi trăn trở được giải quyết một cách đơn giản nhất.

– Bước 3: Văn phòng công chứng chủ động liên hệ để thông báo dự tính phí công chứng, phương thức thanh toán, thời gian hoàn thành.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Từ 02 đến 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

3.2 Chi phí công chứng ngoài giờ

Chi phí công chứng, chứng thực ngoài giờ tùy vào từng Tổ chức hành nghề công chứng khác nhau sẽ có mức giá niêm yết khác nhau.

Trên đây là toàn bộ nội dung về phí công chứng ngoài trụ sở, ngoài giờ mà chúng tôi giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo