Bạn thường được nghe về cụm từ phê chuẩn và bạn mong muốn tìm hiểu về khái niệm này. Vậy phê chuẩn là gì? Điểm khác biệt giữa phê duyệt và phê chuẩn là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin chi tiết có liên quan trong bài viết sau đây. Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Phê chuẩn là gì?
Phê chuẩn là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đây là khái niệm được dùng trong việc xác nhận điều ước quốc tế mà đại diện toàn quyền của nước mình đã ký có hiệu lực ràng buộc đối với quốc gia đó.
Phê chuẩn cũng có thể được hiểu là xét duyệt để cho phép sử dụng hoặc thực hiện một văn bản, công việc, vấn đề hay lĩnh vực nào đó.
2. Thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế
Quốc hội phê chuẩn các loại điều ước quốc tế sau đây:
- Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội, tài chính, tiền tệ;
- Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Điều ước quốc tế có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác.
3. So sánh phê chuẩn và phê duyệt
Giống nhau
Phê chuẩn và phê duyệt đều là hành vi đơn phương nhằm công nhận hiệu lực điều ước quốc tế đối với quốc gia mình.
- Phê chuẩn, phê duyệt xác nhận điều ước quốc tế đã có hiệu lực đối với quốc gia mình.
- Phê chuẩn, phê duyệt diễn ra cả đối với điều ước quốc tế đa phương và song phương.
- Phê chuẩn, phê duyệt được thực hiện đối với quốc gia sáng lập ra điều ước quốc tế, trong thời điểm ký kết điều ước quốc tế theo trình tự thủ tục phức tạp.
Khác nhau
+ Về khái niệm
- Phê chuẩn là sự đồng ý chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các bên ký kết (thông thường là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước đó) xác nhận điều ước quốc tế đã có hiệu lực đối với mình.
- Phê duyệt là tuyên bố đơn phương (hành vi pháp lý đơn phương) của cơ quan có thẩm quyền trong nước công nhận một điều ước quốc có hiệu lực đối với quốc gia mình.
+ Về thẩm quyền
- Thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của cơ quan lập pháp là sự đồng ý chính thức của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan quyền lực tối cao) của nhà nước đó.
- Thẩm quyền phê duyệt thuộc thẩm quyền cơ quan hành pháp, thường tiến hành ở cơ quan nhà nước thấp hơn như Chính phủ, cấp Bộ…
+ Về mức độ quan trọng
- Điều ước quốc tế cần phải phê chuẩn ở mức độ quan trọng cao hơn.
- Phê duyệt đối với điều ước quốc tế có mức độ quan trọng thấp hơn.
Ý nghĩa của thủ tục phê chuẩn, phê duyệt liên quan đến hiệu lực của điều ước quốc tế. Đây là những hoạt động nhằm thực hiện sự giám sát của nhà nước trong hoạt động ký kết, thực hiện điều ước quốc tế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Những câu hỏi thường gặp.
Phê duyệt là gì?
Theo quy định tại Điều Luật điều ước quốc tế 2016 thì “Phê duyệt điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc phê duyệt trong những điều kiện tương tự như đối với việc phê chuẩn.
Phê chuẩn, phê duyệt trong Tiếng Anh là gì?
– Phê chuẩn trong Tiếng Anh là “Ratify“.
– Phê duyệt trong Tiếng Anh là “Approval“.
Thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế?
Quốc hội phê chuẩn các loại điều ước quốc tế sau đây:
a) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội, tài chính, tiền tệ;
c) Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
d) Điều ước quốc tế có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;
đ) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác.
Chủ tịch nước phê chuẩn các loại điều ước quốc tế phải phê chuẩn tại mục 1.2, trừ các điều ước quốc tế do Quốc hội phê chuẩn.
Đề xuất phê chuẩn điều ước quốc tế?
Cơ quan đề xuất trình Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc phê chuẩn điều ước quốc tế sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn đối với điều ước quốc tế do Quốc hội phê chuẩn.
Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về phê chuẩn là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề phê chuẩn là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận