Phát triển kinh tế xã hội là gì? (cập nhật 2024)

Kinh tế xã hội chính là điều kiện để đáng giá mức độ phát triển của một đất nước. Việc phát triển kinh tế xã hội nhận được sự quan tâm của nhà nước và xã hội. Vậy phát triển kinh tế xã hội là gì?

1. Kinh tế xã hội là gì?

Kinh tế xã hội là một nhánh của kinh tế học – và một khoa học xã hội – tập trung vào mối quan hệ giữa hành vi xã hội và kinh tế. Kinh tế xã hội bao gồm hai quan điểm rộng, mặc dù đối lập trong cách tiếp cận của chúng, nhưng có thể được coi là bổ sung cho nhau.
Kinh tế - xã hội là cách thức hoạt động kinh tế ảnh hưởng và được định hình qua quá trình phát triển của xã hội. Kinh tế - xã hội đôi khi được sử dụng như một thuật ngữ bao hàm các lĩnh vực khác nhau. Thuật ngữ kinh tế - xã hội có thể hiểu là: “Sử dụng kinh tế học trong nghiên cứu xã hội”. Hiện nay, khi nghiên cứu về loại hình kinh tế - xã hội cho thấy, có hai loại hình là: loại hình kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa và loại hình kinh tế - xã hội XHCN.

2. Phát triển kinh tế xã hội là gì?

Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống và công bằng xã hội.
Phát triển xã hội là kết quả mà xã hội đạt được khi tạo dựng được đầy đủ khả năng cần thiết trong tổ chức các nguồn nhân lực, tài lực và vật lực để khắc phục các thách thức và tranh thủ các cơ hội mà cuộc sống đem lại trong suốt tiến trình lịch sử.
Tải Xuống (30)

3. Phát triển kinh tế - xã hội trong chiến lược phát triển quốc gia ở Việt Nam

Đối với Việt Nam, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội chính là sự phát triển gắn với định hướng xây dựng xã hội XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.
Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận quan trọng, hợp thành của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan xen với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển. Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Phân định rõ quyền của người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm mọi tư liệu sản xuất đều có người làm chủ, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.
Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; các nguồn lực được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất.
Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về phát triển kinh tế xã hội là gì?. Chúng tôi hy vọng có thể giúp cho quý bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thông tin về phát triển kinh tế xã hội. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề nào thắc mắc hay có nhu cầu cần hỗ trợ, giải đáp tư vấn, vui lòng liên hệ:
  • Zalo: 0846967979
  • Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo